Nguồn tin: Báo Bình Thuận, 12/02/2015
Ngày cập nhật:
14/2/2015
Những năm gần đây, nhất là từ khi triển khai thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp, một trong những loại cây chủ lực của Bình Thuận là thanh long phát triển ngày càng mạnh, góp phần khai thác có hiệu quả quỹ đất nông nghiệp, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống của nông dân. Tuy nhiên, bên cạnhđó xuất hiện những vấn đề đáng lo ngại, nếu không có các giải pháp đồng bộ, kiên quyết sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy khó lường.
Nhiều vấn đề đáng lo ngại
Điều mọi người đều dễ nhận thấy là việc xây dựng và quản lý quy hoạch phát triển thanh long còn lúng túng, diện tích cây thanh long tăng quá nhanh một cách tự phát do lợi nhuận cao. Theo kế hoạch mấy năm trước đây, diện tích cây thanh long đến năm 2015 là 15 nghìn ha, nhưng đến nay con số đã xấp xỉ 30 nghìn ha.
Cùng với việc phát triển ồ ạt về diện tích là tình hình dịch bệnh, có những thời điểm như vào tháng 4/2014, bệnh đốm nâu lan tràn, với trên 12 nghìn ha bị bệnh. Làm người trồng khốn đốn do không tiêu thụ được sản phẩm. Hiện nay bệnh đốm nâu đã tạm lắng, nhưng dự báo mùa mưa tới bịch bệnh này sẽ tiếp tục phát triển gây hại cho thanh long, nếu các biện pháp phòng trừ ngay từ bây giờ không triệt để.
Diện tích thanh long càng phát triển, sản lượng ngày càng tăng, với khoảng nửa triệu tấn như hiện nay, nhưng thị trường thanh long khá bấp bênh, chủ yếu lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc, nên mỗi khi thị trường này có biến động, giảm nhập hàng là thanh long bị tồn đọng phải vứt bỏ, trong lúc đó việc đầu tư chế biến sản phẩm thanh long và tiêu thụ nội địa chưa được chú trọng, vẫn là khâu yếu chưa khắc phục được.
Giải pháp giữ thương hiệu
Để khắc phục những hạn trên, yêu cầu chung đặt ra là phải phát triển thanh long theo hướng bền vững, coi trọng chiều sâu, tập trung nâng cao chất lượng và giá trị, giữ vững thương hiệu thanh long Bình Thuận, ổn định đầu ra, trước mắt phải hạn chế cho được việc phát triển thêm diện tích thanh long.
Giải pháp cần tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện là tiến hành khảo sát thực trạng, đồng thời rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển thanh long trong thời gian tới một cách phù hợp trên cơ sở dự báo tốt thị trường tiêu thụ, công bố công khai và quản lý chặt quy hoạch.
Chú trọng công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao ý thức của người trồng, doanh nghiệp kinh doanh và người tiêu dùng trong việc sản xuất, sử dụng thanh long sạch. Khuyến khích, hướng dẫn người trồng ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, phát triển sản xuất theo hướng an toàn, bền vững, tiết kiệm năng lượng. Cùng với việc hạn chế diện tích trồng mới là tăng diện tích thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP để đáp ứng sản phẩm xuất khẩu qua các thị trường “khó tính”.
Diện tích sản lượng thanh long ngày càng tăng, để tránh rủi ro chỉ bằng con đường đẩy mạnh xúc tiến thương mại, đa dạng hóa thị trường tiêu thụ thanh long. Phải tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu, nhưng cũng đồng thời hết sức chú ý thị trường nội địa. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư nhà máy gia nhiệt, chiếu xạ, các cơ sở đóng gói bảo quản, tiêu thụ thanh long gắn với xây dựng hệ thống tiêu chuẩn quản lý chất lượng sản phẩm ISO, HACCP. Thực hiện tốt chủ trương dán tem chỉ dẫn địa lý trên sản phẩm thanh long cùng với việc tăng cường quảng bá, giới thiệu thương hiệu thanh long Bình Thuận.
Tiếp tục huy động các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng gắn với quy hoạch phát triển thanh long trên từng địa bàn, trước hết đẩy mạnh phong trào làm giao thông nông thôn, làm thủy lợi nhỏ. Đặc biệt ngành điện lực có phương án cụ thể để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu về điện phục vụ cho chong đèn thanh long trái vụ trong vùng quy hoạch.
Đặc biệt chú ý công tác phòng chống dịch bệnh trên cây thanh long, trước mắt là phòng trừ bệnh đốm nâu. Hiện nay trên địa bàn tỉnh vẫn còn khoảng 4 nghìn ha nhiễm bệnh, nếu không diệt trừ tận gốc, mùa mưa tới khả năng bệnh sẽ lây lan rất lớn. Do vậy cần làm tốt tuyên truyền, kể cả giải pháp bắt buộc để người trồng thanh long tự giác phá bỏ những diện tích thanh long bị bệnh, thực hiện việc ủ cành bằng chế phẩm BIO-ADP, để diệt trừ tận gốc mầm bệnh ngay trong mùa khô này.
T.NAM
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Xem các tin năm 2015:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111
112
113
114
115
116
117
118
119
120
121
122
123
124
125
126
127
128
129
130
131
132
133
134
135
136
137
138
139
140
141
142
143
144
145
146
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.