Nguồn tin: Báo Bình Thuận, 30/03/2015
Ngày cập nhật:
31/3/2015
Vụ việc xảy ra tại xã Hàm Kiệm, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận ngày 20/3/2015 vừa qua là một hồi chuông cảnh báo cho tình trạng buôn bán trái thanh long. Đầu tư chi phí khá lớn để chong đèn thanh long trái vụ nhưng với phương thức buôn bán dân gian, “hợp đồng miệng” như hiện nay, người dân rất dễ bị kẻ xấu lừa gạt, tiền mất tật mạng…
Người dân vất vả làm ra trái thanh long, nhưng việc buôn bán trái thanh long vẫn còn nhiều bất cập. Ảnh: Đình Hòa.
Cầm dao đằng lưỡi
Ngày 20/3/2015, trên địa bàn xã Hàm Kiệm, huyện Hàm Thuận Nam xảy ra một vụ người dân bán thanh long bị đối tượng xấu lợi dụng mua thanh long rồi không trả tiền bỏ trốn. Bà Nguyễn Thị Phước, nạn nhân của vụ việc cho biết: Ngày 20/3, bà đồng ý bán thanh long cho một người đàn ông tên Đăng với giá 20.000 đồng/kg. Bên mua thanh long cho người đến vườn nhà bà Phước cắt trên 6 tấn thanh long, rồi cho xe đến chở trên 2,6 tấn thanh long đi và chưa trả tiền. Sau đó bên mua tiếp tục cho chiếc xe tải thứ 2 biển số 86C-03156 đến chở số thanh long còn lại. Khi bà Phước yêu cầu thanh toán tiền thì tài xế xe này cho hay “tôi chỉ là người làm thuê, không biết gì về chuyện tiền nong”. Bà Phước tìm người mua tên Đăng thì hắn đã trốn và tắt điện thoại. Bà Phước tiếp tục gọi vào số điện thoại ghi trên ki thanh long thì được người đàn ông tên Vũ xác nhận: Số thanh long gần 2,7 tấn đã được vựa thanh long của ông mua lại của một thương lái, còn chuyện tiền nong giữa bà Phước và người thương lái kia không liên quan đến công ty của ông. Phát hiện mình bị lừa, bà Phước báo cho Công an huyện Hàm Thuận Nam giải quyết vụ việc…
Vụ việc của bà Phước là hệ quả của cách làm truyền thống, buôn bán dựa trên niềm tin. Việc buôn bán thanh long hiện nay vẫn dựa theo phương thức: Thương lái tới xem trái thanh long, thỏa thuận giá và đặt cọc một ít tiền. Sau khi cắt xong thanh long thì trả hết tiền. Tuy nhiên thực tế không phải như vậy, một số thương lái thanh long lợi dụng việc buôn bán không có giấy tờ để lật lọng. Vào mùa thanh long trái vụ, giá cả lên xuống từng ngày nên việc thương lái “bỏ của chạy lấy người” xảy ra thường xuyên. Năm 2013, hộ ông Tuấn ở xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam bị thương lái bỏ tiền cọc, không mua thanh long. “Thời điểm hai bên thỏa thuận mua bán, giá thanh long đang ở mức 20.000 đồng/kg và đặt cọc 20 triệu đồng. Nhưng đến ngày cắt giá xuống còn 18.000 đồng/kg, người mua không thấy đến. Tôi gọi điện thoại thì người mua nói không mua nữa. Tôi phải gọi cho người khác đến bán so với giá mà hai bên đã thỏa thuận hôm trước thì lỗ gần 40 triệu đồng”, ông Tuấn cho biết.
Trường hợp như ông Tuấn vẫn còn “hên”, nhiều trường hợp người dân đã cắt trái thanh long xong, thương lái thấy lỗ nên không đến chở về. Người dân phải đi năn nỉ thương lái khác và giá xuống thấp là điều không thể tránh khỏi...
Cách nào trị “thương gian”
Trước tình trạng nhiều nhà vườn bị thương lái “chơi chiêu”, lật lọng trong buôn bán, một số người trồng thanh long đã nghĩ ra cách để “trị”. Có người bán cố định cho một thương lái hoặc công ty, nhưng cũng có nhà vườn nghĩ ra cách khác. Ông Hồ Văn Đức ở thị trấn Ma Lâm, huyện Hàm Thuận Bắc có gần 2.000 trụ thanh long. Mỗi khi bán thanh long cho thương lái, ông luôn bắt thương lái phải đặt cọc ít nhất 50% tổng giá trị đợt hàng. “Thương lái bây giờ khó tin lắm, lúc mua họ nói ngọt còn khi cắt giá xuống thấp là họ “trở mặt” liền. Vì vậy, tôi bắt thương lái mua thanh long phải đặt cọc 70%, buôn bán lâu thì cũng phải 50% giá trị đợt thanh long. Vì đặt cọc với số lượng lớn như vậy, thương lái có muốn chạy cũng khó và họ nếu có chạy thì mình bán với giá mới cũng không bị lỗ nhiều…”, ông Đức chia sẻ.
Cẩn thận hơn, những nhà vườn có số lượng trụ thanh long lớn còn soạn sẵn hợp đồng mua bán. Trong hợp đồng có đầy đủ những thông tin cần thiết như tên, số chứng minh nhân dân của người mua. Nếu người mua đại diện cho công ty thì có thêm thông tin về doanh nghiệp, mã số thuế, người đại diện đứng tên doanh nghiệp. Hợp đồng cũng có các điều khoản ràng buộc giữa hai bên để người mua không “bỏ chạy” khi giá thị trường thấp hơn giá hợp đồng và người bán không phá hợp đồng khi giá thị trường cao hơn. “Sau đợt bị thương lái “bỏ của chạy lấy người, tôi đã nhờ người lập sẵn hợp đồng buôn bán. Trong đó thể hiện đầy đủ thông tin của cả hai bên và điều khoản ràng buộc là phải bồi thường gấp 5 lần so tiền cọc, nếu một trong hai bên đơn phương phá vỡ hợp đồng. Nhờ hợp đồng này mà 2 năm nay tôi yên tâm bán thanh long. Có lúc giá trong hợp đồng cao hơn giá thị trường, nhưng bên mua vẫn thực hiện hợp đồng. Nếu giá chênh nhau nhiều thì tôi cho lại bên mua một ít coi như “bù lỗ” cho họ và cả hai bên đều vui”, ông Tuấn chia sẻ.
Thực tế việc buôn bán thanh long vẫn còn nhiều bất cập dẫn đến kẻ gian dễ lợi dụng chiếm đoạt tài sản của người dân. Do đó, người dân cần nâng cao cảnh giác, thực hiện những biện pháp cần thiết để bảo vệ tài sản của mình…
Mai Vân
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Xem các tin năm 2015:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111
112
113
114
115
116
117
118
119
120
121
122
123
124
125
126
127
128
129
130
131
132
133
134
135
136
137
138
139
140
141
142
143
144
145
146
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.