Nguồn tin: Báo Cần Thơ, 30/04/2015
Ngày cập nhật:
2/5/2015
Thời gian gần đây, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang đã xuất hiện thương lái mua bông thanh long về sấy và xuất tiểu ngạch sang Trung Quốc. Việc thương lái mua bông thanh long đã giúp cho người dân có thêm thu nhập từ những thứ bỏ đi, hạn chế ô nhiễm môi trường và tránh lây lan mầm bệnh. Dù vậy, ngành chức năng huyện và tỉnh đang theo dõi sát diễn biến việc thu mua; đồng thời tuyên truyền để người dân cảnh giác.
Trên địa bàn huyện Chợ Gạo hiện có khoảng 4.000ha trồng thanh long. Mùa thuận hay mùa nghịch cũng có một lượng bông rất lớn. Những người trồng thường tuyển chọn những bông thanh long to, đẹp nhất của nhánh đó để dưỡng cho ra trái, còn những bông khác phải cắt bỏ. Bà Đinh Thị Tươi, ấp Long Thạnh, xã Quơn Long, huyện Chợ Gạo, trồng 0,4ha thanh long cho biết: “Đến mùa, lượng bông thanh long rất lớn, nếu đạt thì vài trăm ký còn không đạt cũng phải trên 100kg. Để có trái to, đẹp và đạt năng suất thì chúng tôi cũng như những nông dân khác phải cắt bỏ những bông xấu đi và để lại vài bông trên 1 nhánh. Vì vậy, những bông được cắt bỏ không bán cũng phải bỏ”. Mới đây, gia đình bà Tươi bán được hơn 80kg bông thanh long, với giá 2.500 đồng/kg. “Thương lái thu mua thì bán vì những bông này bình thường phải tỉa bớt để trái thanh long chất lượng hơn. Thông thường bông sau khi tỉa bỏ, người dân sẽ cho bông vào gốc để giữ ẩm cho gốc thanh long. Tại những vườn thanh long bị nhiễm bệnh đốm trắng, người dân cũng phải tỉa bỏ bông vì để lại trái cũng không bán được”-bà Tươi nói.
Người dân sẽ tuyển chọn vài bông đẹp để lại, còn những bông khác cắt bán.
Việc thương lái mua bông thanh long không còn là chuyện mới ở huyện Chợ Gạo. Ông Đinh Văn Tiến, Chủ tịch UBND xã Quơn Long, huyện Chợ Gạo, cho biết: “Việc thương lái thu mua bông thanh long xuất hiện trên địa bàn xã cách nay khá lâu. Trước đây, những người này thuê đất của ông Nguyễn Văn Chính, ấp Long Thạnh để làm điểm thu mua, xây nhà xưởng và sấy bông thanh long. Nhưng diện tích nhỏ, điện yếu nên mới chuyển đi nơi khác”. Theo ông Đinh Văn Tiến, hiện có thương lái đang thuê hơn 0,1ha đất của hộ Nguyễn Thị Lên, ấp Long Hiệp, xã Quơn Long để tiếp tục thu mua và sấy bông thanh long. Người đứng ra thu mua bông thanh long có tên là Thiện (quê Trà Vinh), còn người đứng tên mặt giấy tờ là Trần Thị Châu Giang (quê TP Cần Thơ) và một người tên A. Sám (quê ở Quảng Tây, Trung Quốc) cũng thường xuyên xuất hiện tại điểm thu mua này. Việc thu mua bông thanh long có lợi cho nông dân. Tuy nhiên, xã cũng thường xuyên tuyên truyền cho người dân nên tuyển chọn kỹ những bông thanh long đẹp để lại, còn những bông xấu thì mới cắt bán.
Trao đổi với chúng tôi, thương lái tên Thiện khẳng định: Mình mua thanh long với giá 2.000-2.500 đồng/kg. Sau khi mua xong thì sấy tại chỗ và bán sang Trung Quốc. Bông thanh long dùng để pha trộn với một số loại trà uống cao cấp, vì bông thanh long sau khi sấy có mùi thơm ngọt đặc trưng. Nhụy và nhị hoa pha nước có vị ngọt thanh, dễ uống. Bông thanh long sau khi sấy cũng có thể làm dưa để hầm với thịt heo, món ăn này rất được ưa chuộng tại Trung Quốc. Ngoài ra, bông thanh long được thay thế cho rau trong những bữa ăn ở Trung Quốc.
Ông Nguyễn Văn Tám, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang, cho biết: Chúng tôi đã nghe vấn đề này và cũng đã tuyên truyền cho người dân thông qua hệ thống phát thanh huyện, trạm khuyến nông huyện. Thương lái chỉ mua những bông thanh long loại dạt và không cần thiết thì tốt thôi. Bởi, thương lái không mua thì nông dân cũng bỏ. Từ đó làm ô nhiễm môi trường và lây lan mầm bệnh. Không nông dân nào cắt bán bông thanh long tốt với giá 2.000-2.500 đồng/kg (khoảng 4 bông/kg) cả. Trong khi 1kg thanh long bán được vài chục ngàn đồng. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ tiếp tục tuyên truyền cho người dân biết về việc thương lái mua bông thanh long và yêu cầu người trồng nên lựa chọn kỹ những bông thanh long trước khi cắt bán.
Thương lái tên Thiện cho biết, một số thương lái Trung Quốc sang đây mua bông thanh long để chuyển về nước và còn mục đích khác là để học cách trồng thanh long của người Việt Nam. Bởi, ở Trung Quốc, người ta trồng thanh long còn phải thụ phấn mới đậu trái. Còn ở Việt Nam thì không cần phải thụ phấn.
Theo một chuyên gia trong ngành nông nghiệp, việc cắt bỏ bớt bông thanh long là hoạt động thường xuyên trong quá trình chăm sóc và cũng là biện pháp kỹ thuật can thiệp, giúp cây thanh long sinh trưởng tốt hơn. Khi cắt trái sẽ cân đối được số lượng trái thanh long trên 1 trụ, tập trung dinh dưỡng để giúp cây cho ra trái có chất lượng tốt và tăng sức chống chịu của cây đối với các điều kiện ngoại cảnh bất lợi. Vì vậy, việc thu mua bông thanh long không có bất kỳ ảnh hưởng gì đến năng suất của cây thanh long. Như vậy, việc thu mua bông thanh long đã rõ, tuy nhiên vấn đề ở đây là họ thu mua có bền vững hay không, hay như nhiều nơi chỉ thu mua một thời gian và sau khi thấy mình đầu tư lớn thì bỏ chạy không thu mua nữa. Vì vậy, khi thấy thương lái thu mua bông thanh long người dân cảnh giác cũng không thừa.
Khải Ca
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Xem các tin năm 2015:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111
112
113
114
115
116
117
118
119
120
121
122
123
124
125
126
127
128
129
130
131
132
133
134
135
136
137
138
139
140
141
142
143
144
145
146
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.