Nguồn tin: VOV, 09/05/2015
Ngày cập nhật:
11/5/2015
Tại xã Sơn Lang, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai không ít hộ đã ổn định cuộc sống và làm giàu từ loại cây này.
Được di thực từ miền Bắc mới chỉ vài năm, nhưng nhiều giống cam quý như Bố Hạ, cam Canh, đã phát huy hiệu quả trên đồng đất huyện Kbang, tỉnh Gia Lai. Nhất là tại xã Sơn Lang, không ít hộ đã ổn định cuộc sống và làm giàu từ loại cây này.
Đến Gia Lai lập nghiệp từ đầu những năm 1990, ông Trần Công Lâm, ở thôn 1, xã Sơn Lang đã thử trồng nhiều loại cây, nhưng chỉ có cây cam khiến ông ưng ý nhất, vì nó phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu địa phương, năng suất cao, trái có vị ngọt đậm.
Từ 20 cây cam Canh và cam Bố Hạ trồng thử nghiệm năm 1993, ông Lâm mở rộng diện tích lên 2 ha. Hiện tại, mỗi năm, trừ chi phí, ông Lâm cho lợi nhuận hơn 700 triệu đồng. So sánh với cây cà phê và nhiều cây trồng quen thuộc tại địa phương, cam là cây trồng siêu lợi nhuận. Ông Lâm cho biết, 20 năm gắn bó với cây cam, thấy cây này ưu thế hơn hẳn cây cà phê. Cây cam dễ chăm, thích hợp với khí hậu, đất đai ở vùng đất K’Bang. Cây cam rất ít sâu bệnh. Công chăm sóc và thuốc phòng trừ sâu bệnh so với cây cà phê thì ít hơn. Hiệu quả kinh tế của cây cam so với cà phê thì hơn hẳn.
Hiện tại, cam là loại trái cây rất được thị trường Gia Lai ưa chuộng, nhất là các giống cam quý của miền Bắc, cam canh, cam bố hạ của nông dân xã Sơn Lang không đủ cung cấp. Vào mùa, thương lái trong và ngoài tỉnh tới xã tìm mua tại vườn với mức giá dao động từ 25 đến 30 nghìn đồng/kg. Ngày lễ và Tết Nguyên đán có thể lên mức 50 nghìn đồng/kg. Vì thế, nhiều năm nay, người trồng cam địa phương luôn giữ được thu nhập ổn định từ 350 đến 450 triệu đồng/ha.
Ông Dương Quốc Điệp, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Sơn Lang đánh giá: “Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ lớn, có bao nhiêu người ta thu mua bấy nhiêu. Tư thương các tỉnh khác đến bao trọn gói. Cho nên, về chủ trương của xã, sắp tới tiếp tục dùng nguồn vốn nông thôn mới để hỗ trợ và mở rộng diện tích cây cam. Chúng tôi đã đề nghị với huyện làm việc với Sở Nông nghiệp và Sở kế hoạch đầu tư để xây dựng thương hiệu cam của xã nhằm tạo mô hình liên kết, về lâu về dài tạo mô hình liên kết và tiêu thụ ra ngoài tỉnh”.
Hiện nay xã Sơn Lang, huyện K’Bang có gần 20 hộ dân trồng cam, với tổng diện tích hơn 13 ha. Năm 2014, từ nguồn vốn thực hiện chương trình Nông thôn mới, xã đã hỗ trợ 30 triệu đồng/ha cam trồng mới để khuyến khích người dân mở rộng diện tích loại cây này, phấn đấu đến hết năm nay sẽ phát triển thêm 10 ha. Với sự nhạy bén của chính quyền và người dân nơi đây, cây cam hứa hẹn sẽ là loại cây làm giàu cho địa phương./.
Nguyễn Thảo/VOV- Tây Nguyên
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Xem các tin năm 2015:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111
112
113
114
115
116
117
118
119
120
121
122
123
124
125
126
127
128
129
130
131
132
133
134
135
136
137
138
139
140
141
142
143
144
145
146
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.