Nguồn tin: Báo Bắc Giang, 24/05/2015
Ngày cập nhật:
27/5/2015
Vải thiều sớm xã Phúc Hòa, huyện Tân Yên (Bắc Giang) từ lâu đã được nhiều người biết tới với vị hương thơm, mát, ngọt; cũng là cây trồng chủ lực mang lại thu nhập chính cho người dân nơi đây.
Anh Ngô Văn Cường bên vườn vải sắp cho thu hoạch.
Những ngày cuối tháng 5 này, dù chưa bước vào thu hoạch vải sớm tập trung, song Phúc Hòa dường như tấp nập hơn bởi không khí nhộn nhịp người mua, bán. Suốt dọc đường từ thị trấn Cao Thượng vào xã, bất chấp cái nắng đầu hè oi bức, dòng người cùng những thùng, sọt chất đầy vải chín đổ về các điểm thu mua.
Trên các trục đường chính, trong từng con ngõ nhỏ, đâu đâu cũng xôn xao tiếng nói, tiếng cười khi vải thiều cho trái ngọt. Vừa nhanh tay thu hái 5 tạ vải cho khách hàng từ Hà Nội đặt, anh Ngô Văn Cường, thôn Quất Du phấn khởi: “Trung tuần tháng 5, các tư thương ở khắp nơi như: TP Bắc Giang, Hà Nội, Lạng Sơn đã điện về đặt hàng tại vườn. Giá hiện nay đang ổn định ở mức 28 - 30 nghìn đồng/kg, cao hơn từ 3 - 5 nghìn đồng/kg so năm trước khiến người trồng vải yên tâm sản xuất”.
Cũng theo anh Cường, sau gần chục ngày thu hái, gia đình anh đã bán được hơn 3 tấn quả. Ước tính vụ này với 400 cây vải cho thu hoạch sẽ mang lại cho gia đình anh trên dưới 10 tấn quả, thu khoảng 300 triệu đồng.
Cùng với gia đình anh Cường, hiện nay bà con các thôn Lân Thịnh, Vối, Cạng, Am, Phúc Lễ…cũng đang bước vào thu hoạch vải sớm trà đầu.
“Tiếng thơm” vải sớm Phúc Hòa vang xa, cách đây chừng chục ngày, tư thương các nơi đã về đây lập những mỏ cân để gom hàng. Chị Trần Thị Dung ở Lạng Sơn - chủ một điểm cân cho biết: “Mặc dù nhiều nơi có vải sớm, nhưng từ nhiều năm nay tôi vẫn về Phúc Hòa để thu mua vải. Tôi thấy chất lượng vải ở nơi đây cao hơn hẳn các nơi khác, mẫu mã đẹp, ăn ngọt hơn, nên được thị trường rất ưa chuộng. Thời điểm này mỗi ngày chúng tôi thu mua khoảng 2 - 3 tấn vải, sau đó vải được ướp đá, đóng vào thùng xốp và mang tiêu thụ tại thị trường Hà Nội”.
Cũng theo chị Dung, vải ở Phúc Hòa không chỉ thơm ngon, mẫu mã đẹp, hợp với thị trường tiêu thụ, mà giá mua vào cũng phải chăng và ổn định, khiến các thương lái rất yên tâm thu mua.
Nhờ vải sớm, đời sống người dân Phúc Hòa ngày một nâng lên.
Theo thống kê, toàn xã có hơn 70 địa điểm thu mua vải lớn nhỏ, nằm ở trục đường và rải rác khắp trong khu dân cư. Ngoài ra, mỗi ngày còn có nhiều thương lái từ khắp nơi đến tận vườn để thu mua vải của người dân. Năm nay do thời tiết có nhiều bất lợi, khiến sản lượng vải sớm của địa phương giảm hơn các năm trước, nhưng với một thương hiệu đã được khẳng định qua nhiều năm, Phúc Hòa vẫn là một địa chỉ tin cậy để các bạn hàng từ khắp nơi tìm đến trong mùa thu hoạch vải sớm này.
Ông Trần Đức Hanh, Phó Chủ tịch UBND xã Phúc Hòa cho biết: “Do hợp với thổ nhưỡng, vải sớm ở Phúc Hòa có mẫu mã chất lượng cao hơn hẳn các nơi khác, đặc biệt là vùng vải sớm ở các thôn: Quất Du, Thái Hòa, Lân Thịnh…Dù mới đầu vụ song việc tiêu thụ diễn ra khá thuận lợi và hy vọng sẽ tạo được sự đột biến khi vải sớm thu hoạch tập trung”. Theo những người trồng vải ở đây thì cho dù giá vải cao hay thấp, sản lượng ít hay nhiều thì vải Phúc Hòa chín đến đâu có thương lái đến thu mua ngay đến đó, ít gặp khó khăn trong khâu tìm đầu ra.
Theo thống kê của cơ quan chuyên môn, vụ vải thiều năm nay, toàn xã Phúc Hòa có khoảng 410 ha, trong đó có 60ha trồng theo tiêu chuẩn VietGap cho thu hoạch với sản lượng ước đạt khoảng 3 nghìn tấn. Được biết, để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ vải của địa phương, Phúc Hòa đã quy hoạch được bãi đỗ xe rộng rãi để tư thương đến gom hàng.
Cùng đó, ngay từ đầu vụ, xã đã tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn để người sản xuất chăm bón, bảo vệ, nâng cao chất lượng sản phẩm quả vải. Yêu cầu các hộ đặt địa điểm thu mua vải phải có đơn đăng ký với UBND xã, có biển báo hiệu để người tham gia giao thông nhận biết một các dễ dàng, không được để hàng hóa, phương tiện lấn chiếm lòng, lề đường cản trở giao thông, đồng thời phải tổ chức thu dọn trả lại mặt bằng ngay sau mùa thu hoạch kết thúc. Các loại phương tiện chờ lên xuống hàng hóa phải đưa về tập kết tại điểm đỗ xe của xã.
Chính quyền địa phương cũng khuyến cáo người dân chỉ bán vải khi đã đủ độ chín, bảo đảm thời gian cách ly khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Các hộ thu mua vải phải ứng xử có văn hóa, đánh giá đúng chất lượng, giá cả hợp lý trên cơ sở thị trường, không làm sai lệch dụng cụ đo lường; không đưa sản phẩm vải quả từ nơi khác về địa bàn tiêu thụ. Với những cách làm trên, Phúc Hòa đã ngày càng khẳng định được thương hiệu vải sớm của mình, tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường, qua đó từng bước nâng cao đời sống của người dân.
Từ hiệu quả của cây vải sớm, giai đoạn 2015 - 2020 xã sẽ tiếp tục chỉ đạo mở rộng thêm 100ha trồng những chân ruộng cao. Cùng đó, chú trọng chất lượng tăng diện tích vải trồng theo tiêu chuẩn VietGap lên 100ha". Ông Trần Đức Hanh, Phó Chủ tịch UBND xã Phúc Hòa.
Ngọc Hân
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Xem các tin năm 2015:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111
112
113
114
115
116
117
118
119
120
121
122
123
124
125
126
127
128
129
130
131
132
133
134
135
136
137
138
139
140
141
142
143
144
145
146
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.