Nguồn tin: Báo Công Thương, 05/06/2015
Ngày cập nhật:
7/6/2015
Để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu của các thị trường, đầu tháng 6 vừa qua, Bộ Khoa học và Công nghệ cùng đoàn DN đến từ Nhật Bản, Úc, Malaysia, Israel cùng đại điện tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương, Bắc Giang và Công ty CP Tiến bộ Quốc tế (AIC) đã chính thức ký Biên bản ghi nhớ hợp tác đưa các ứng dụng công nghệ cao để hỗ trợ cho nhân dân các vùng trồng vải của 3 tỉnh Hải Dương, Bắc Giang, Quảng Ninh. Với việc ký kết này, trái vải Việt Nam sẽ có thêm động lực “xuất ngoại”.
Tăng lực cho trái vải
Tháng 10/2014, Mỹ đã chính thức mở cửa cho vải, nhãn Việt Nam và đầu tháng 6, lô vải đầu tiên (1 tấn) đã xuất khẩu thành công sang thị trường này. Lô hàng đầu tiên được đánh giá có chất lượng khá tốt, mẫu mã đẹp. Đây là tín hiệu tích cực cho những lô vải tiếp theo sẽ được xuất khẩu trong thời gian tới.
Tháng 4/2015, Úc cũng chính thức cấp phép cho vải thiều Việt Nam. Đặc biệt, sắp tới, 200 tấn vải thiều sẽ theo đường hàng không xuất khẩu sang Pháp để chào hàng. Nếu thành công, cơ hội cho trái vải vào thị trường Pháp nói riêng và EU nói chung sẽ lớn hơn bao giờ hết.
Việc trái vải Việt Nam liên tục vào được các thị trường khó tính đang mở ra hy vọng rất lớn trong việc đa dạng hóa thị trường cho trái vải, tránh phụ thuộc vào một thị trường truyền thống. Bên cạnh đó, giá trị của trái vải sẽ ở mức rất cao nếu xuất khẩu sang các thị trường này.
Cơ hội là thế, tuy nhiên, không dễ để sản phẩm chiếm lĩnh ngay thị trường. Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh nhấn mạnh: “Để sản phẩm chiếm lĩnh và trụ vững tại những thị trường này tiếp tục đòi hỏi sự nỗ lực lớn của các bộ, ngành, địa phương và DN trong việc xây dựng, quảng bá hình ảnh và giữ chất lượng sản phẩm. Sự ổn định chất lượng chính là yếu tố quyết định sản phẩm của chúng ta có thể phát triển tốt ở những thị trường này”.
Để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu của các thị trường, đầu tháng 6 vừa qua, Bộ Khoa học và Công nghệ cùng đoàn DN đến từ Nhật Bản, Úc, Malaysia, Israel cùng đại điện tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương, Bắc Giang và Công ty CP Tiến bộ Quốc tế (AIC) đã chính thức ký kết Biên bản ghi nhớ về việc hợp tác đưa các ứng dụng công nghệ cao để hỗ trợ cho nhân dân các vùng trồng vải của 3 tỉnh Hải Dương, Bắc Giang, Quảng Ninh nhằm tạo ra các sản phẩm đạt tiêu chuẩn có thể xuất khẩu sang nước ngoài trong năm 2015 và các năm tiếp theo.
Nội dung quan trọng của biên bản này là các bên sẽ hợp tác chặt chẽ để đưa các ứng dụng khoa học công nghệ vào việc trồng vải, bảo quản, chế biến đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, đồng thời tổ chức các chương trình marketing phát triển thị trường cho các sản phẩm này tại nước ngoài. Về lâu dài, chương trình hợp tác giữa các bên sẽ xây dựng và áp dụng hệ tiêu chuẩn quốc tế để triển khai tới các địa phương và đưa nông sản Việt Nam xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới; tiến tới xây dựng thương hiệu cho trái vải Việt Nam trên thị trường quốc tế. Như vậy, bằng việc hợp tác này, trái vải Việt Nam đang tiến dần hơn tới mục tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế, chuẩn bị cho những cơ hội lớn hơn sẽ đến trong tương lai.
Cơ hội không chỉ từ sản lượng
Trên thực tế, đối với những thị trường chặt chẽ và khó tính, yêu cầu cao về chất lượng nông sản, quy trình để làm thủ tục đưa một mặt hàng mới vào các thị trường này thường phải mất 5 - 8 năm. Riêng trái vải vào Úc đã phải mất tới 12 năm. Việc đưa trái vải vào các thị trường này là nỗ lực lớn của các bộ, ngành, các địa phương trong việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật cũng như xây dựng những vùng sản xuất sản phẩm đạt chứng nhận VietGap và GlobalGap để đảm bảo chất lượng hàng xuất khẩu. Tuy không có tham vọng đạt sản lượng cao ngay từ những năm đầu tiên nhưng việc xuất khẩu vào các thị trường lớn, có yêu cầu cao về sản lượng sẽ mở ra nhiều cơ hội lớn cho trái vải Việt Nam.
Bà Nguyễn Hoàng Thúy - Tham tán Thương mại Thương vụ Việt Nam tại thị trường Úc cho biết: “Có thể năm đầu tiên, ta chỉ đưa được vài trăm tấn vải vào thị trường Úc nhưng việc “mở hàng” này sẽ giúp mở rộng thị trường cho mặt hàng vải. Quan trọng hơn, do Úc chỉ cấp phép cho từng loại quả một, vải sẽ là trái cây “mở đường” cho hàng loạt những loại hoa quả khác như thanh long, xoài… cùng có cơ hội vào thị trường có sức mua lớn nhất thế giới này”.
Thứ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết thêm, với việc xuất khẩu mang tính chất thăm dò và định hướng thị trường, việc kỳ vọng có kim ngạch xuất khẩu lớn vào Mỹ, Úc hay EU ngay trong 1 - 2 năm đầu là không nhiều. Tuy nhiên, đây là những bước đi vô cùng quan trọng và ý nghĩa bởi đã huy động được sự vào cuộc của các doanh nghiệp – đối tượng có vai trò quan trọng trong kết nối với người nông dân cũng như có vai trò mở rộng thị trường. Đồng thời, với việc đi từng bước, ta cũng có cơ hội và kinh nghiệm để tiếp tục mở cửa những thị trường lớn hơn.
Phương Lan
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Xem các tin năm 2015:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111
112
113
114
115
116
117
118
119
120
121
122
123
124
125
126
127
128
129
130
131
132
133
134
135
136
137
138
139
140
141
142
143
144
145
146
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.