Nguồn tin: Báo Dak Lak, 20/06/2015
Ngày cập nhật:
22/6/2015
Lâu nay, khi nhắc đến tình trạng trộm cắp nông sản, người ta thường nghĩ đến các loại cây trồng như cà phê, tiêu... Thời gian gần đây, kẻ gian còn lợi dụng sơ hở của bà con nông dân để hái trộm bơ, kể cả khi trái đang còn non...
Những năm gần đây, cây bơ đã được người dân lai ghép thành nhiều giống mới cho thu hoạch quanh năm. Khi cây bơ chính vụ vừa kết thúc mùa thu hoạch (tháng 4 hằng năm), thì người dân lại chuẩn bị thu hoạch bơ trái vụ (là giống bơ Buth-7). Trái bơ trên cành hiện còn đang xanh, thậm chí là chưa chắc hạt, song, tại nhiều địa phương đang nổi lên tình trạng mất trộm quả ngay tại rẫy, vườn của bà con. Thực trạng này khiến người trồng bơ trên địa bàn tỉnh Dak Lak gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý, bảo vệ vườn cây. Ông Bành Việt Tùng ở thôn 4, xã Ea Kpam (huyện Cư M’gar) hiện có 3 ha bơ Buth-7 trồng từ năm 2011. Mặc dù rẫy chỉ cách nhà chừng 500 m, nếu đứng ở sân nhà cũng có thể quan sát hết vườn bơ, vậy mà năm ngoái, cũng vào thời điểm này, khi trái bơ chưa chắc hạt thì đã bị trộm “viếng thăm”. Chỉ sau một đêm, kẻ gian đã hái trộm khoảng 5 tạ bơ, thiệt hại gần 30 triệu đồng. Rút kinh nghiệm từ việc mất trộm, năm nay ông Tùng đã dựng một cái chòi ngay giữa vườn bơ để canh gác ngày đêm đợi đến ngày thu hoạch. Còn gia đình chị Lê Thị Hòa ở thôn Ea Heo, xã Ea Tân (huyện Krông Năng) trồng xen 200 cây bơ trong rẫy cà phê cách nhà khoảng 2 km, năm nay mới bắt đầu cho thu hoạch. Chưa kịp vui mừng thì mới đây, chị phát hiện có khoảng 30 cây bơ trong vườn đã bị kẻ gian hái trụi cả quả non. Với giá bơ như hiện nay khoảng 40.000 đồng/kg thì gia đình chị thiệt hại trên 20 triệu đồng.
Anh Bành Việt Tùng (bên phải) ở thôn 4, xã Ea Kpam (huyện Cư M’gar) phải thường xuyên chú trọng quản lý vườn cây để tránh tình trạng bị trộm bơ.
Theo phản ánh của người dân thì tình trạng trộm cắp bơ đã diễn ra từ nhiều năm nay. Do phần lớn diện tích bơ được trồng xen trong các rẫy cà phê nên bà con vẫn có tâm lý xem loại cây này là phụ, việc quản lý vườn cây thường bị buông lỏng. Trong khi rẫy cà phê thường cách xa nhà và bị tán cà phê che khuất nên kẻ gian dễ dàng lợi dụng sơ hở để hái trộm. Anh Ngô Văn Nam ở thôn Cao Thành, xã Ea Kao (TP. Buôn Ma Thuột) cho hay, kẻ gian thường ở nơi khác đến, giả làm người đi thu mua bơ, sử dụng phương tiện xe gắn máy và mang theo dụng cụ thu hái bơ để vào vườn, rẫy của người dân. Nếu gặp người dân thì họ giả vờ hỏi mua bơ, còn nếu không có ai thì vô tư hái trộm rồi mang đi tiêu thụ. Người dân trong thôn cũng đã bắt được một vài trường hợp kẻ gian lợi dụng thu mua bơ để hái trộm, tuy nhiên, vụ việc thường được giải quyết theo hướng bắt kẻ trộm bồi thường theo giá bơ thị trường rồi thả cho đi.
Tìm hiểu thêm nguyên nhân những trái bơ non cũng bị hái trộm, chị Hà, một chủ đại lý thu mua nông sản tại thôn Tân Hưng, xã Ea Kao (TP. Buôn Ma Thuột) tiết lộ: Với những trái bơ non, người ta thường nhúng vào thuốc để “ép” chín rồi trà trộn với những loại bơ chín tự nhiên. Ngay cả bản thân chị là người nhiều năm trong nghề thu mua nông sản cũng bị mua nhầm bơ chín ép. Chị Hà kể: Vừa qua, chị mua 5 kg bơ của một người bán dạo trên vỉa hè đường Nguyễn Tất Thành (TP. Buôn Ma Thuột). Nhìn bên ngoài rất bắt mắt, vỏ trái bơ còn xanh mướt, khi cắt trái bơ ra ăn thì mới cảm thấy mùi vị rất khác lạ, nhạt và có vị đắng. Cầm hạt bơ lên mới biết đang còn non, chị đành vứt bỏ đi không dám ăn nữa.
Ông Trương Văn Huyến, Trưởng Công an xã Ea Kao (TP. Buôn Ma Thuột) cho biết, những năm qua, người dân trên địa bàn đã phát giác nhiều trường hợp trộm cắp nông sản nói chung và bơ nói riêng. Tuy nhiên, những hành vi này không phải trộm cắp có tổ chức nên chỉ phạt hành chính tối đa khoảng 2 triệu đồng/trường hợp. Mức phạt này chưa đủ sức răn đe nên kẻ xấu vẫn cố tình vi phạm. Trước tình hình trên, công an xã đã thường xuyên phối hợp với các hội, đoàn thể, chính quyền địa phương và các ban tự quản thôn, buôn không ngừng tuyên truyền, khuyến cáo người dân tăng cường các biện pháp quản lý, bảo vệ tài sản của mình; kêu gọi các đại lý thu mua nông sản trên địa bàn ký cam kết không mua nông sản của kẻ gian và những loại trái cây còn xanh, non, hay sử dụng các loại thuốc, hóa chất để “ép” chín hoa quả, gây nguy hại cho người tiêu dùng. Lực lượng công an xã cũng tăng cường các tổ tuần tra, kiểm soát đến các thôn, buôn nhằm ngăn chặn tình trạng trộm cắp tài sản và bảo đảm tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn. Theo ông Huyến, người dân khi phát hiện kẻ gian nên báo ngay với ban tự quản thôn, buôn, hoặc lực lượng chức năng địa phương để có biện pháp theo dõi, ngăn chặn và xử lý kịp thời, không nên manh động gây nên những hậu quả đáng tiếc về sau.
Lê Thành
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Xem các tin năm 2015:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111
112
113
114
115
116
117
118
119
120
121
122
123
124
125
126
127
128
129
130
131
132
133
134
135
136
137
138
139
140
141
142
143
144
145
146
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.