Nguồn tin: Kinh Tế Sài Gòn, 01/07/2015
Ngày cập nhật:
3/7/2015
Giá vải giảm thê thảm khi thương lái Trung Quốc rút về nước - Ảnh: TL
Khác với thông lệ, giá vải thiều cuối vụ năm nay có xu hướng giảm mạnh. Hiện nay, giá vải loại tốt chỉ còn từ 8.000 đến 12.000 đồng/kg trong khi vải kém chất lượng giảm xuống chỉ còn 3.000 đồng đến 4.000 đồng/kg, chủ yếu là do thương lái Trung Quốc đồng loạt ngừng thu mua và rút về nước.
Trao đổi với TBKTSG Online, ông Giáp Văn Huy, xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang cho hay, vườn vải của ông vẫn còn khoảng 1 tấn vải đang đến kỳ thu hoạch mà vẫn chưa có thương lái nào tới mua.
“Khoảng 4 ngày nay thương lái Trung Quốc bất ngờ rút về nước và không mua nữa. Trên địa bàn huyện chỉ có một vài thương lái nhỏ của Trung Quốc mua với số lượng không đáng kể, bán trong nước là chủ yếu, hoặc đưa vào phía Nam tiêu thụ,” ông Huy nói.
Theo ông Huy, nguyên nhân một phần là do tới thời điểm này, vải thiều do phải chịu mưa bão và nắng hạn nên xấu mã, vỏ bị héo và có đốm xám nên không thể bán xuất khẩu được. Những loại vải này giảm giá thảm hại, chỉ còn 3.000 đồng đến 4.000 đồng/kg so với mức 18.000 đồng đến 20.000 đồng hồi đầu vụ. Còn những loại vải ngon, loại I, hồi đầu vụ có những lúc lên tới 35.000 đồng/kg thì hiện giảm chỉ còn 12.000 đồng/kg.
Không giống như ông Huy, ông Giáp Văn Thành, xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn cho hay, hiện nay, trên địa bàn huyện còn rất nhiều vải thiều loại I. Có những gia đình còn tới 10 tấn vải thiều loại tốt đang tới thời kỳ thu hoạch. Nhiều hộ nông dân găm hàng chờ tới cuối vụ giá tăng như mọi năm mới bán. Song, thương lái Trung Quốc bất ngờ rút về nước khiến giá vải rớt thảm hại.
“Gia đình tôi bán hết vải từ vài ngày trước nên năm nay thu nhập có khá hơn mọi năm. Nhưng hộ gia đình nào găm hàng năm nay thì lỗ nặng,” ông Thành nói và cho biết thêm: “Nhìn cảnh vải chín rụng đây vườn mà không có thương lái đến mua nông dân ở đây rất xót xa.”
Theo ông Hoàng Trung, Phó cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, năm nay, mặc dù cục đã cố gắng khai thông các thị trường mới cho trái vải như thị trường Mỹ, Canada, Anh, Pháp, Đức, Cộng hòa Séc, Hà Lan… nhưng lượng vải xuất đi không nhiều, chỉ khoảng gần 40 tấn. Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ lớn nhất của trái vải, khoảng hơn 50.000 tấn từ đầu vụ tới nay.
Ông Lê Bá Thành, Phó chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn, cho biết đến nay, toàn huyện đã thu hoạch được 85% lượng vải thiều, chỉ còn khoảng 15% chưa thu hoạch được. Đồng thời, ông Thành cũng thừa nhận thương lái Trung Quốc đã rút hết về nước sớm hơn dự kiến.
Nguyên nhân, theo ông Thành là do, vùng trồng vải ở Quảng Đông của Trung Quốc đang vào chính vụ nên họ rút về ưu tiên giải quyết thị trường nội địa.
“Những năm trước thương lái thu mua đến cuối vụ nên giá vải ổn định. Tuy nhiên, năm nay vải thiều của họ thu hoạch trùng với Việt Nam, do đó việc các thương lái Trung Quốc về nước sớm đã ảnh hưởng đến giá bán vải trên địa bàn huyện,” ông Thành nói.
Về việc xuất khẩu sang các thị trường khác, ông Thành cho hay, do vải vào cuối vụ, chín 100% nên chỉ ưu tiên tiêu thụ ở thị trường nội địa và các tỉnh vùng biên bởi loại vải này rất khó bảo quản khi vận chuyển xa.
Thùy Dung
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Xem các tin năm 2015:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111
112
113
114
115
116
117
118
119
120
121
122
123
124
125
126
127
128
129
130
131
132
133
134
135
136
137
138
139
140
141
142
143
144
145
146
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.