Nguồn tin: Báo Bình Thuận, 22/01/2015
Ngày cập nhật:
23/1/2015
Bệnh đốm nâu trên cây thanh long được ghi nhận đã, đang xuất hiện ở một số nước như Trung Quốc, Malaysia, Đài Loan và Việt Nam. Trên địa bàn Bình Thuận có lúc cao điểm (tháng 8/2014) thanh long bị bệnh chiếm 1/2 tổng diện tích lên đến gần 13.000 ha.
Trong điều kiện thuận lợi, bệnh đốm nâu (còn gọi đốm trắng) phát triển mạnh, các vết bệnh liên kết với nhau làm cho cành thanh long bị sần sùi, gây thối khô cành. Tương tự như trên thân cành, những đốm làm cho vỏ quả trở nên sần sùi thối khô từng mảng. Bệnh nặng có thể gây nám cả quả làm giảm giá trị thương phẩm nghiêm trọng. Vào thời điểm bệnh bùng phát mạnh, hầu hết các nhà vườn ở Bình Thuận đều điêu đứng do sản phẩm giảm chất lượng, không tiêu thụ được.
Điều đáng ghi nhận là trước tình hình nguy hại của dịch bệnh đốm nâu, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, ngành nông nghiệp tỉnh, các địa phương có nhiều diện tích thanh long đã vào cuộc khá quyết liệt. Các ban chỉ đạo “phát triển thanh long bền vững” được thành lập từ tỉnh đến xã, phường, thị trấn; “Tháng hành động phòng chống bệnh hại thanh long” được phát động rộng rãi từ 28/11 đến 31/12/2014; theo đó là công tác tuyên truyền, tập huấn, hội thảo, tọa đàm, tổ chức trình diễn mô hình phòng chống bệnh đốm nâu được mở hàng trăm lớp với hàng nghìn hộ tham gia. Vì vậy, ở nhiều địa phương không chỉ cán bộ mà người trồng thanh long cũng đã nhận thức được và tích cực thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh như vệ sinh vườn, thu gom xử lý cành bị bệnh nơi công cộng, ủ cành bằng chế phẩm BIO - ADP và sử dụng các hóa chất phun phòng một số bệnh khác…
Kết quả đưa lại sau “tháng hành động” là đã giảm được hơn 1.600 ha thanh long bị bệnh. Tuy nhiên, theo đánh giá của các ban chỉ đạo và các nhà chuyên môn kết quả trên chủ yếu nhờ “thiên thời” hơn là “nhân hòa”. Bởi thời điểm này đang là mùa khô, thời tiết không thuận lợi cho “đốm nâu” phát triển. Thời gian qua, bên cạnh mặt tích cực, thì điều làm phiền lòng và lo lắng nhất của các nhà quản lý là sự vào cuộc chưa mạnh mẽ của không ít các chủ vườn thanh long, nếu không muốn nói là sự chủ quan, lơ là, thiếu trách nhiệm đối với tài sản của mình và của cộng đồng.
Theo khuyến cáo của các nhà khoa học, bệnh đốm nâu trên thanh long đến thời điểm này chưa có thuốc điều trị, biện pháp “trị” chủ yếu là xử lý ủ cành bằng chế phẩm BIO - ADP. Với biện pháp xử lý này vừa rẻ (mỗi gói BIO chỉ 85.000 đồng) lại hiệu quả (sản phẩm sau khi được xử lý làm phân bón rất tốt). Thế nhưng đến nay toàn tỉnh chỉ mới tiêu thụ được 150 gói - quả là một con số quá ít ỏi. Hỏi ra mới biết, các nhà vườn sợ tốn công cắt cành, thiếu nơi ủ xử lý, trông chờ vào phun hóa chất, chờ người khác làm rồi mình mới làm…
Hiện trên địa bàn tỉnh vẫn còn trên 4.580 ha thanh long bị đốm nâu, “tháng hành động” cũng đã đi qua. Mùa mưa tới, mùa của bệnh đốm nâu, chắc chắn số diện tích bị bệnh không dừng lại ở con số đó mà có thể tăng cao đến độ không điểm dừng. Vì vậy, cần phải duy trì đợt cao điểm phòng chống bệnh đốm nâu trên cây thanh long để phối hợp hành động trong các cấp, các ngành, các đoàn thể, nhất là nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người trồng thanh long trong việc áp dụng biện pháp phòng chống bệnh đốm nâu với giải pháp xử lý ủ cành bằng chế phẩm BIO - ADP và vệ sinh vườn thanh long. Nếu chủ quan với đốm nâu, không làm được những gì cần làm, thì 30.000 ha thanh long Bình Thuận không biết sẽ về đâu?
Lê Văn
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Xem các tin năm 2015:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111
112
113
114
115
116
117
118
119
120
121
122
123
124
125
126
127
128
129
130
131
132
133
134
135
136
137
138
139
140
141
142
143
144
145
146
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.