Nguồn tin: Báo Lào Cai, 13/08/2015
Ngày cập nhật:
14/8/2015
Năm nay, nhiều vườn nhãn của các hộ dân trên địa bàn huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai không cho thu hoạch quả. Chỉ số ít cây nhãn cho thu hoạch, nhưng quả nhỏ, nên giá bán thấp hơn so với sản phẩm cùng loại. Nhãn mất mùa, giá thấp đã khiến nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Bảo Thắng rầu lòng, lo lắng đến định hướng và phát triển cây trồng này trong tương lai.
Hiện đang là thời điểm chính vụ thu hoạch quả nhãn trên địa bàn huyện Bảo Thắng, nhưng khác với những năm trước, không khí ngày mùa trầm lắng. Nguyên nhân được xác định là thời điểm cây nhãn ra hoa, kết trái đã liên tiếp gặp phải những đợt nắng hạn gay gắt khiến quả nhãn non rụng như trút xuống gốc. Số cây đậu quả thì bị các loại sâu bệnh, bọ xít phá hoại. Quả nhãn Bảo Thắng hàng năm quả to, ăn ngon là thế, nhưng năm nay kích thước bé như viên bi, màu vỏ rám nắng thâm xì, cùi mỏng và thiếu vị ngon, thơm.
Một vườn nhãn cổ thụ tại thôn Tân Thành, xã Phố Lu bị mất mùa.
Ngậm ngùi chia sẻ, bà Hoàng Thị Hương, thôn Tân Thành, xã Phố Lu cho biết: “Năm trước, vườn nhãn nhà tôi cho thu hoạch gần 3 tấn quả, vậy mà năm nay gần như không được một quả nào. Nhãn sai hoa hơn nhiều năm trước, nhưng rồi sâu bệnh và nắng nóng làm rụng hết khi quả còn bé xíu”. Nhà bà Hương có 31 cây nhãn được trồng cách đây 18 đến 30 năm, năm 2014, gia đình bà thu 28 triệu đồng từ bán quả nhãn. Không chỉ hộ bà Hương, hơn 30 hộ dân trong thôn Tân Thành cũng rơi vào tình trạng tương tự.
Tại các xã thuộc “vựa nhãn” như Xuân Quang, Trì Quang và Phong Niên, kết quả vụ nhãn này không được như mong đợi. Hộ ông Nguyễn Văn Lân, thôn Sả Hồ, xã Phong Niên trồng gần 100 cây nhãn và làm nghề “mua nhãn non” của các hộ dân trên địa bàn. Ông Lâm chia sẻ rằng: “Năm nay lái nhãn lỗ nặng vì mất mùa. Tôi đã cho tưới nước, phun thuốc phòng trừ sâu bệnh hằng tuần nhưng cũng không cứu vãn được tình hình, sản lượng quả vẫn giảm từ 60% - 70% so với năm trước”. Năm 2014, ông Lân bỏ tiền mua nhãn non 86 cây, thu hoạch được 12 tấn quả. Vụ nhãn năm nay, ông Lân mua 145 cây, đã thu 132 cây, nhưng chỉ thu được 4 tấn quả, lỗ trên 50 triệu đồng.
Người dân ngao ngán vì nhãn mất mùa.
Hiện, giá nhãn bán xô tại Bảo Thắng khoảng 15.000 – 18.000 đồng/kg, cao hơn cùng kỳ năm trước 5.000 – 7.000 đồng/kg. Tuy nhiên, mức giá này vẫn thấp hơn nhiều so với giá nhãn sản xuất ở tỉnh khác đang bán tại Lào Cai, “nhãn Bảo Thắng năm nay mất mùa, mất giá”, ông Lân ngậm ngùi. Tìm hiểu thêm chúng tôi được biết, ngoài nguyên nhân thời tiết, sâu bệnh, mùa nhãn thất thu là do trình độ chăm sóc cây trồng của người dân. Hơn 600 ha nhãn của huyện Bảo Thắng đang được người dân trồng theo hình thức quảng canh. Sau mùa thu hoạch, hầu hết các hộ dân thường không cắt tỉa cành già cỗi, làm cỏ gốc, bón phân bổ sung dinh dưỡng cho cây trồng nên chất lượng, sản lượng quả nhãn ngày càng giảm đi. Từ năm 2013, cơ quan chức năng của huyện Bảo Thắng đã ghép cải tạo 3.175 cây nhãn đang tuổi thu hoạch, đến nay hầu hết các cây ghép chưa ra quả nên hiệu quả kinh tế vẫn đang còn là “ẩn số”. Đau lòng nhất là trường hợp ông Nguyễn Văn Lân, thôn Sả Hồ, xã Phong Niên. Năm 2014, ông Lân ghép cải tạo hơn 50 cây nhãn thì đợt nắng hạn vừa qua đã chết 41 cây. “Không ghép thì còn nhãn, ghép rồi mất cả cây trồng, chăm sóc bao nhiêu năm”, ông Lân bùi ngùi. Đến thời điểm này, cơ quan chuyên môn của huyện Bảo Thắng chưa có số liệu thống kê chính thức về số cây nhãn ghép đã chết trong các đợt nắng hạn vừa qua và tổng sản lượng quả nhãn năm 2015. Tuy nhiên, ông Đỗ Hồng Quân, Phó Trưởng phòng Kinh tế huyện Bảo Thắng chắc chắn rằng, sản lượng nhãn năm nay sẽ giảm mạnh.
Định hướng của huyện Bảo Thắng đối với cây nhãn trong thời gian tới (từ 2015 – 2018) là tiếp tục ghép cải tạo khoảng 2.800 cây nhãn và trồng mới 20.000 cây nhãn năng suất, chất lượng cao. Vùng trồng nhãn tập trung chủ yếu tại các xã: Xuân Quang, Trì Quang, Thái Niên, Phong Niên nhằm hình thành vùng chuyên canh nhãn hàng hóa. Hy vọng đây sẽ là giải pháp để giải tỏa sự lo âu và mở ra hướng đi mới cho các hộ trồng nhãn trên địa bàn huyện Bảo Thắng.
Toàn huyện Bảo Thắng có 650 ha nhãn được trồng phân tán tại nhiều xã khác nhau, trong đó có 613 ha nhãn đã cho thu hoạch quả. Năm 2014, tổng sản lượng nhãn quả của huyện Bảo Thắng là 1.733 tấn, doanh thu đạt trên 18 tỷ đồng.
PHẠM KHÁNH
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Xem các tin năm 2015:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111
112
113
114
115
116
117
118
119
120
121
122
123
124
125
126
127
128
129
130
131
132
133
134
135
136
137
138
139
140
141
142
143
144
145
146
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.