Nguồn tin: Kinh Tế Đô Thị, 18/08/2015
Ngày cập nhật:
19/8/2015
Bưởi Diễn là loại cây ăn quả chủ lực của vùng đất đồi gò huyện Chương Mỹ (Hà Nội), mang lại nguồn thu nhập khá cho người dân địa phương. Tuy nhiên, 2 năm trở lại đây, do ảnh hưởng của thời tiết mưa kéo dài đã khiến nhiều chủ vườn đang phải đối mặt với nguy cơ mất mùa.
Hoa nhiều, đậu quả ít
Nếu như trước đây, nhiều vườn bưởi tại các xã Nam Phương Tiến, Trần Phú, thị trấn Xuân Mai... của huyện Chương Mỹ vẫn cho năng suất trung bình khoảng 15 tấn/ha/năm, thì 2 năm trở lại đây, năng suất đã giảm xuống chỉ còn 10 tấn/ha/năm. Dẫn chúng tôi đi thăm một vòng khu trồng bưởi dưới chân Núi Bé, chứng kiến cảnh tượng nhiều vườn bưởi lưa thưa quả, ông Nguyễn Chiến Thắng – Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp Nam Phương Tiến cho biết, đây là năm thứ hai người trồng bưởi ở địa phương phải chịu cảnh mất mùa. Năng suất bưởi giảm nên thu nhập của các chủ vườn cũng giảm mạnh, trung bình chỉ đạt 50 – 70 triệu đồng/ha, số ít các hộ thâm canh bưởi lâu năm mới đạt 120 triệu đồng/ha. Ông Nguyễn Đức Thọ - chủ vườn bưởi hơn 1ha tại khu Chiến Thắng, thị trấn Xuân Mai chia sẻ, mưa phùn kéo dài nhiều ngày nên dù cây sai hoa nhưng lại bị rụng nhiều. Cây nào ra hoa trước nhưng kết quả vào đúng thời điểm mưa thì quả sẽ bị thối, rụng hết. Năm nay, vườn bưởi của gia đình ông Thọ thiệt hại nặng bởi tỷ lệ đậu quả chưa đến 30%. "Số lượng quả trên mỗi cây chỉ đếm trên đầu ngón tay, trung bình từ 5 – 7 quả/cây" – ông Thọ nói.
Tỷ lệ đậu quả của các vườn bưởi ở Nam Phương Tiến giảm mạnh do ảnh hưởng của thời tiết.
Hiện nay, toàn huyện Chương Mỹ có 400ha bưởi Diễn, tập trung tại 8 xã, thị trấn. Năm 2011, nhờ sự giúp đỡ của Sở NN&PTNT trong việc triển khai Đề án phát triển cây ăn quả giá trị cao mà năng suất cũng như giá bán bưởi Diễn đã tăng lên đáng kể, đời sống của người dân cũng từng bước được cải thiện. Tuy nhiên, do việc trồng và chăm sóc cây bưởi Diễn phụ thuộc nhiều vào thời tiết nên tình trạng mất mùa đã xảy ra trong 2 năm (2014, 2015) khiến người dân không khỏi lo âu.
Cần biện pháp khắc phục hiệu quả
Bưởi Diễn cho giá trị kinh tế cao, bền vững. Tuy nhiên, bưởi Diễn ra hoa, đậu quả vào tháng 1 – 2 Âm lịch trùng với thời điểm mưa nhiều, độ ẩm cao, do đó thường xảy ra hiện tượng thối nhũn hoa, đậu quả kém. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho cây dễ bị nhiễm nấm bệnh. Nếu kết hợp với mất cân bằng dinh dưỡng, hiện tượng rụng hoa, quả non diễn ra phức tạp hơn, khó kiểm soát, có thể rụng tới 70 – 80% số hoa, quả trên cây. Để khắc phục tình trạng bưởi mất mùa hoặc bưởi ra quả cách năm và không để tình trạng này tái diễn, Sở NN&PTNT đã mời các nhà khoa học, các chuyên gia nông nghiệp cùng vào cuộc để làm rõ nguyên nhân, đưa ra giải pháp khắc phục.
Ông Nguyễn Hồng Anh – Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Nội cho rằng, yếu tố thời tiết và kỹ thuật ảnh hưởng rất lớn đến năng suất của cây bưởi. Vì vậy, các chủ vườn cần chủ động thực hiện đốn tỉa cành, khoanh vỏ, vệ sinh gốc cho cây ngay sau khi thu hoạch xong. Cùng với đó, kịp thời xử lý nấm bệnh cho cây bằng các loại thuốc đặc trị sẽ hạn chế tối đa được hiện tượng rụng hoa và quả non.
Chia sẻ kinh nghiệm ứng phó với thời tiết mưa phùn kéo dài, độ ẩm cao, ông Đỗ Danh Kiếm - Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội khuyến cáo, người trồng bưởi nên dùng bạt che cho cây trong khoảng thời gian một tuần lúc cây ra hoa rộ thì tỷ lệ đậu quả sẽ rất cao.
Điều đáng nói là vùng bưởi Chương Mỹ chỉ trồng duy nhất một giống bưởi Diễn tôm vàng nên khả năng thụ phấn chéo kém cũng là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ đậu quả thấp. Do đó, ngay từ năm 2014, Sở NN&PTNT đã nghiên cứu đưa vào trồng xen và ghép cải tạo một số giống bưởi khác tại các vườn bưởi của Chương Mỹ để từng bước cải thiện năng suất, giúp người dân yên tâm canh tác.
Không chỉ giống bưởi Diễn mà hầu hết các giống bưởi khác như: Bưởi Đoan Hùng, bưởi Phúc Trạch... cũng cùng chung cảnh ngộ mất mùa do mấy năm gần đây thời tiết biến đổi thất thường. (Bà Nguyễn Thị Thoa Trưởng phòng Trồng trọt – Sở NN&PTNT Hà Nội)
Ánh Ngọc
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Xem các tin năm 2015:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111
112
113
114
115
116
117
118
119
120
121
122
123
124
125
126
127
128
129
130
131
132
133
134
135
136
137
138
139
140
141
142
143
144
145
146
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.