Nguồn tin: Nông Nghiệp VN, 01/01/2016
Ngày cập nhật:
4/1/2016
Dù XK ong của Việt Nam sẽ đối mặt với một số khó khăn khi Việt Nam gia nhập Hiệp định TPP, tuy nhiên ngành ong Việt Nam vẫn có nhiều thế mạnh.
XK ong của Việt Nam có nhiều lợi thế khi TPP có hiệu lực
Đó là ý kiến của ông Đinh Quyết Tâm, Chủ tịch Hội nuôi ong Việt Nam.
Đối với Mỹ, đến năm 2014, Việt Nam đã vươn lên là nước XK mật ong lớn nhất vào thị trường này, chiếm khoảng 35% thị phần. Mỹ chủ yếu nuôi ong với mục đích thụ phấn nên thị trường mật ong phục vụ tiêu dùng vẫn còn lớn.
Tuy nhiên theo ông Tâm, việc gia nhập TPP sẽ không có nhiều tác động tới XK ong của Việt Nam tại thị trường Mỹ. Bởi từ lâu, Mỹ đã không đánh thuế NK đối với sản phẩm mật ong của Việt Nam, mà chỉ áp các loại phí NK khoảng 18 – 20 USD/tấn.
Tuy nhiên tại thị trường Mỹ, mật ong Việt Nam sẽ phải tiếp tục phải cạnh tranh với các nước khác XK ong rất mạnh khác như Mexico, Argentina, Brazil, Ukraina, Mexico… trong đó có nhiều đối thủ cùng trong khối TPP, nhất là Mexico và Úc.
Đặc biệt trong bối cảnh từ năm 2014 đến nay, XK ong Việt Nam đang khó khăn do thị trường Mỹ đã có thêm sự tham gia của Ukraina, một nước có sản lượng mật ong rất lớn tới trên 3 vạn tấn/năm, chất lượng, mẫu mã đẹp, giá cạnh tranh (trước đây Ukraina XK chủ yếu sang Nga). Đối với Canada, đây cũng là thành viên TPP, nhưng nước này chủ yếu để tái xuất nên sẽ không cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam tại Mỹ.
Với thị trường Nhật Bản, ông Tâm cho rằng việc gia nhập TPP sẽ mở ra cơ hội lớn cho ngành ong Việt Nam, bởi trước đây Nhật áp mức thuế NK đối với mật ong rất cao, tới 25,5%. Mặc dù chúng ta đã có các hiệp định thương mại khác với Nhật, tuy nhiên lượng mật ong Việt Nam XK sang nước này trước đây vẫn rất hạn chế, xoay quanh khoảng 300 tấn/năm. Tại Nhật, mật ong Việt Nam cũng sẽ phải cạnh tranh trực tiếp với các nước khác trong TPP có XK ong rất mạnh gồm Úc mà Mexico.
Vấn đề cần phải hành động rốt ráo trong nước để đón nhận cơ hội cho ngành ong hiện nay đó là phải giải quyết căn cơ việc tái cơ cấu lại DN trong ngành ong trong nước, chấn chỉnh tình trạng trăm người bán, vạn người mua, trong đó nhiều DN xuất khẩu mật ong sang Mỹ rất lộ cộ, không những chất lượng mật kém cạnh tranh, đánh mất thương hiệu mà thậm chí dính cả Carbendazim.
Carbendazim cũng đang là vấn đề bức xúc cho ngành ong Việt Nam mà chúng ta giải quyết chưa triệt để, hiện Mỹ vẫn chưa cho phép tồn dư chất này trong mật ong, đồng thời đã tăng cường trực tiếp lấy mẫu kiểm tra các lô hàng mật ong của chúng ta. Trong khi đó, việc kiểm soát tồn dư trong mật ong nguyên liệu của Việt Nam vẫn rất khó khăn.
LÊ BỀN
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin chăn nuôi khác:
Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64
Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.