Nguồn tin: Khuyến Nông TPHCM, 27/12/2016
Ngày cập nhật:
28/12/2016
Từ năm 2014, Trạm Khuyến nông huyện Củ Chi (TP.HCM) đã xây dựng mô hình chăn nuôi heo trên đệm lót sinh học, đến nay mô hình chăn nuôi này đã thu hút nhiều hộ dân tham gia và bước đầu đem lại hiệu quả đáng ghi nhận.
Tham gia mô hình, các hộ không nuôi theo cách thông thường mà nền chuồng được rải lớp đệm lót dày khoảng 50 – 70 cm, bao gồm men Balasa N01 trộn với bột bắp và các loại nguyên liệu có độ xơ cao như: mùn cưa, vỏ trấu, lõi bắp… Mô hình giúp nông dân vừa chủ động chăn nuôi vừa giảm chi phí, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Gặp gỡ ông Phan Văn Phi (ngụ xã Tân Thạnh Tây, huyện Củ Chi), là hộ thành công với mô hình chăn nuôi heo trên đệm lót sinh học. Ông kể, đầu năm 2016 ông tham gia lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi heo trên đệm lót sinh học. Sau khi học về, ông đầu tư 20 m2chuồng trại với chi phí khoảng 15 triệu đồng và ông được cán bộ Trạm khuyến nông huyện hỗ trợ kỹ thuật, từ giai đoạn ủ men đến thả heo giống. Qua thời gian nuôi ông nhận thấy: "Cùng một bầy heo tôi tách ra nuôi một nửa trên đệm lót, một nửa nuôi trên nền bê tông. Trongquas trình nuôi, tôi quan sát, heo nuôi trên đệm lót phát triển nhanh hơn và đặc biệt nở bề ngang hơn hen nuôi trên nền bê tông. Khi xuất chuồng heo nuôi trên đệm lót đạt khoảng 1,1 - 1,2 tạ/con, còn heo trên nền bê tông cùng chế độ ăn như nhau nhưng chỉ đạt từ 90 - 100kg/con. Về bệnh tật, heo nuôi dưới sàn bê tông chỉ cần tắm, dội chuồng một chút là heo con thậm chí heo lớn cũng bị tiêu chảy. Còn nuôi trên đệm lót giảm tối đa trên 90% bệnh tật kể cả các bệnh về xương khớp trong quá trình chạy nhảy”.Không những vậy, nuôi heo trên đệm lót sinh học, mỗi ngày người nuôi không mất nhiều thời gian để tắm và quét dọn chuồng, giúp tiết kiệm thời gian cũng như chi phí tiền điện. Đồng thời, nhờ vệ sinh môi trường được đảm bảo, không có mùi hôi, khí độc nên heo nuôi trên đệm lót sinh học hạn chế được dịch bệnh, nhất là bệnh tiêu chảy, giúp heo lớn nhanh.
Tìm hiểu về hiệu quả này, chúng tôi gặp gỡ ông Nguyễn Thanh Xuân (ngụ ấp 7A xã Tân Thạnh Đông, huyện Củ Chi) - là người được Trung tâm Khuyến nông thành phố hỗ trợ 10 con heo con và kỹ thuật chăn nuôi trên đệm lót sinh học (năm 2015). Ông cho biết, với cách chăn nuôi này cải thiện đáng kể tác động tiêu cực trong việc chăn nuôi đối với môi trường, đồng thời mở ra hướng phát triển mới về chăn nuôi heo an toàn, bền vững và có sản phẩm thịt sạch cho người tiêu dùng. Ông cho biết: "Về ô nhiễm môi trường, nếu chúng ta đi ngoài đường nhà nào có nuôi heo thì nghe mùi hôi ngay nhưng nuôi trên đệm lót thì không thấy mùi hôi. Còn về hiệu quả về kinh tế thì giảm chi phí thuốc thú y, đặc biệt từ lúc thả heo con đến lúc xuất bán không phải tắm, nên tiết kiệm được điện và nước. So với với heo không nuôi trên đệm lót thì có lợi từ 500 – 700.000 đ/con. Bên cạnh vệ sinh môi trường, hạn chế tác hại gây bệnh, chăn nuôi trên đệm lót sinh học tiết kiệm được công sức lao động, đặc biệt đệm lót khi dùng từ 2,5 -3 năm đem ra bón cho cây trồng rất tốt".
Lâu nay, chúng ta thường nghe nói “trái cây sạch”, “rau sạch” và hiện nay thêm “chăn nuôi sạch” trên đệm lót sinh học. Trao đổi tại Hội thảo tư vấn khuyến nông về chăn nuôi heo thịt trên nền đệm lót sinh học do Trạm Khuyến nông huyện Củ Chi tổ chức, Tiến sĩ Nguyễn Văn Bắc - Phó Trưởng đại diện Trung tâm Khuyến nông quốc gia tại Nam Bộ đã nói thêm: “Với các nguyên liệu mùn cưa, vỏ trấu, bột bắp và men Balasa No.1 thì chất thải sẽ được hệ vi sinh vật của đệm phân hủy ngay không ảnh hưởng đến môi trường sống, nên có thể phát triển chăn nuôi ngay trong khu dân cư đông đúc. Chăn nuôi heo bằng đệm lót sinh học sẽ trả lại môi trường tự nhiên, bản năng đào, dũi của heo. Heo hoạt động nhiều, ăn khỏe, lớn nhanh nên người nuôi không phải dùng chất cấm để tạo nạc, tăng trọng trong chăn nuôi”.
Với hiệu quả kinh tế và môi trường, mô hình chăn nuôi heo trên đệm lót sinh học đang được nhân rộng trên địa bàn huyện. Trong năm 2016, Trạm Khuyến nông huyện đã xây dựng thêm 6 mô hình chăn nuôi heo với 18 hộ nông dân các xã Tân Thạnh Đông, Tân Thạnh Tây, Thái Mỹ, Tân Thông Hội, Phú Hòa Đông, Trung Lập Thượng và Thị Trấn... tham gia. Qua đây, góp phần làm thay đổi tập quán chăn nuôi cũ, lạc hậu sang phương pháp chăn nuôi tiên tiến, giúp người dân nâng cao nhận thức về môi trường chăn nuôi, tiến tới chăn nuôi bền vững, đặc biệt là cung cấp nguồn sản phẩm heo sạch cho người tiêu dùng.
Nguyễn Ái Nhân (Trạm Khuyến nông Củ Chi)
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin chăn nuôi khác:
Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64
Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.