Nguồn tin: Báo Bắc Giang, 23/08/2016
Ngày cập nhật:
25/8/2016
Là vật nuôi cần kỹ thuật cao, đầu tư bài bản, nhờ được Nhà nước kịp thời hỗ trợ, khuyến khích nên nuôi thỏ đã trở thành mô hình mới giúp nhiều hộ dân tộc thiểu số ở huyện Sơn Động (Bắc Giang) xóa đói, giảm nghèo.
Ông Trần Xuân Ngạnh chăm sóc đàn thỏ.
Hơn 3 năm trước, gia đình ông Nông Thanh Hải, dân tộc Tày, khu Cại, thị trấn An Châu đầu tư chuồng trại, nhập thỏ giống về nuôi. Do chưa nắm chắc kỹ thuật nên thỏ bị bệnh chết khiến gia đình lâm vào khó khăn. Nắm được nguyện vọng của ông, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện kịp thời hỗ trợ 16 con thỏ giống từ nguồn vốn Chương trình 30a của Chính phủ. Được dự các lớp tập huấn, học hỏi kinh nghiệm tại các mô hình chăn nuôi hiệu quả, ông Hải đã nắm vững kỹ thuật chăn nuôi, đầu tư mở rộng chuồng trại, đem lại hiệu quả kinh tế. Đến nay, đàn thỏ đã phát triển lên hơn 200 con, trừ chi phí mỗi tháng ông thu lãi từ 5 đến 7 triệu đồng, từ chỗ khó khăn, gia đình đã vươn lên khá giả.
Cũng được hỗ trợ 10 con thỏ giống, gia đình ông Trần Xuân Ngạnh, dân tộc Tày, thôn Thượng 1, xã An Châu đầu tư nhân rộng trang trại lên hơn 300 con thỏ thương phẩm. Hiện mỗi tháng gia đình đều có thu nhập khoảng 10 triệu đồng, trở thành một trong những hộ khá nhất thôn. Dẫn khách thăm một vòng trang trại, ông Ngạnh chia sẻ, tuy chủ yếu ăn lá cây và các loại nông sản sẵn có nhưng thỏ ưa sạch sẽ nên phải xây chuồng trại cao ráo, thoáng mát, thường xuyên chăm sóc, vệ sinh chúng mới sinh sản, phát triển bình thường. Trung bình mỗi năm thỏ đẻ 5 đến 7 lứa, mỗi lứa từ 6 đến 8 con.
Dù mới được đưa vào nuôi thử nghiệm nhưng đến nay, vật nuôi này đã khẳng định hiệu quả kinh tế với hàng chục hộ nuôi. Năm 2015, HTX Nuôi thỏ Hợp Thành (trụ sở ở xã An Châu) với 30 xã viên được thành lập nhằm giúp kết nối, hỗ trợ các hộ cùng phát triển. Hiện nay, HTX đã ký hợp đồng cung ứng thỏ thương phẩm cho Công ty TNHH Nippon Zoki Việt Nam (Ninh Bình) với số lượng khoảng 800 con/tháng, tạo đầu ra thuận lợi.
Ông Trần Ngọc Kiên, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện cho biết, kinh nghiệm từ hỗ trợ nuôi thỏ thương phẩm trên địa bàn cho thấy trước khi triển khai chương trình hỗ trợ cần chú trọng công tác tập huấn, xây dựng mô hình thử nghiệm để người dân thấy hiệu quả, học cách làm theo, nhân rộng. Bên cạnh đó, chính quyền tích cực hỗ trợ về cơ chế chính sách, kịp thời động viên, kết nối tạo đầu ra ổn định giúp các hộ phát huy tối đa hiệu quả mô hình.
Văn Thương
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin chăn nuôi khác:
Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64
Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.