Nguồn tin: Khuyến Nông VN, 16/09/2016
Ngày cập nhật:
18/9/2016
Những năm gần đây, nghề nuôi ong mang lại thu nhập cao và đã góp một phần không nhỏ vào xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế tại địa phương.
Tuấn Đạo là xã miền núi nằm ở phía tây nam của huyện Sơn Động (Bắc Giang), có tổng diện tích đất tự nhiên 7.12,2 ha, trong đó đất lâm nghiệp là 5.449,62 ha, đất rừng trồng là 1.191 ha và khoảng hơn 200 ha cây ăn quả (chủ yếu là nhãn và vải thiều). Đây chính là điều kiện thuận lợi và là lợi thế để phát triển nghề nuôi ong lấy mật nhằm tạo công ăn việc làm và đem lại nguồn thu đáng kể cho các hộ gia đình trong xã thoát nghèo và vươn lên làm giàu nhanh và bền vững.
Nghề nuôi ong ở xã Tuấn Đạo đã có từ lâu, tuy nhiên nuôi ong chỉ mang tính chất tự phát, nhỏ lẻ, sản phẩm từ mật ong nhằm phục vụ gia đình là chính. Những năm gần đây, nghề nuôi ong mang lại thu nhập cao và đã góp một phần không nhỏ vào xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế tại địa phương. Số người nuôi ong trong xã ngày càng tăng lên với số lượng đàn ong lớn (hơn 4.000 đàn), hàng năm thu về khoảng 81.000 lít mật và hiện là địa phương có số lượng đàn ong lớn nhất trong huyện.
Chúng tôi đến thăm mô hình nuôi ong của nhà anh Nguyễn Văn Đức (thôn Đồng Thủm) là một trong những hộ nuôi ong lớn nhất trong xã. Anh Đức cho biết, khu vườn nhà anh có nhiều cây ăn quả (chủ yếu là vải thiều) nên ban đầu nhà anh nuôi 5-10 đàn để lấy mật. Nhận thấy hiệu quả kinh tế mà con ong đem lại, cộng với sự quyết tâm, sự say mê học hỏi kinh nghiệm từ sách báo và các mô hình nuôi ong ở các nơi, đồng thời được tham gia các lớp tập huấn về chăn nuôi ong của Trạm Khuyến nông huyện tổ chức để vận dụng vào phát triển đàn ong của hộ gia đình.
Đến nay, gia đình anh đã có 250 đàn ong, trung bình mỗi năm một đàn ong cho thu từ 15-20 lít mật bán với giá thị trường hiện nay là 150 nghìn đồng/lít. Mỗi năm gia đình anh thu trên 500 triệu đồng từ việc bán mật và bán phấn hoa.
Ở xã Tuấn Đạo không chỉ có riêng hộ gia đình nhà anh Đức mà còn có rất nhiều hộ gia đình khác, số lượng đàn ong nuôi lấy mật cũng khá lớn như hộ gia đình ông Pồ ở thôn Đồng Thủm (150 đàn), anh Đào ở thôn Đông Tuấn (100 đàn), anh Khởi ở thôn Lâm Tuấn (120 đàn)…
Hiện các hộ gia đình nuôi ong trong xã, sản phẩm mật ong làm ra đến đâu bán hết đến đấy vì mật ong nguyên chất, đảm bảo chất lượng như hàm lượng nước trong mật thấp, mật qua già, được nhiều khách hàng tin dùng, bán chủ yếu cho các tỉnh như Hải phòng, Quảng Ninh, Hà Nội, Bắc Ninh…
Hiệu quả từ mô hình nuôi ong lấy mật ở xã Tuấn Đạo ngoài lợi ích về kinh tế, tạo việc làm cho người lao động trong thời gian nhàn rỗi, còn góp phần bảo vệ môi trường sinh thái. Bên cạnh đó, việc nuôi ong còn giúp cho các loại cây trồng, góp phần tăng năng suất, chất lượng cây trồng, vì vậy nhiều hộ gia đình ở đây đã biết kết hợp nuôi ong với trồng trọt, góp phần tăng thu nhập cho gia đình.
Giáp Hữu Văn
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin chăn nuôi khác:
Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64
Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.