• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nghề nuôi ong theo mùa

Nguồn tin: Báo Bắc Kạn, 07/10/2016
Ngày cập nhật: 9/10/2016

Sống như dân du mục ở nơi hoang vắng, những người làm nghề nuôi ong lấy mật chọn Đèo Gió và đèo Khau Khang thuộc địa phận huyện Ngân Sơn để dừng chân. Hàng trăm thùng ong được xếp ngay ngắn, nhiều lán trại tạm được dựng trên các lưng đèo...

Trong cái se lạnh của những ngày cuối thu, hai bên con đường từ Bắc Kạn lên Cao Bằng đoạn qua Đèo Gió và đèo Khau Khang bạt ngàn hoa cỏ, màu sắc rực rỡ vàng tươi cả một góc trời nơi hoang vắng. Nép dưới chân đồi là hàng trăm thùng ong mật và túp liều tạm của anh Trần Văn Thái đến từ huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Vừa hì hục nấu sáp, nhào bột cho đàn ong, anh Thái say sưa kể chuyện đời người nuôi ong nay đây, mai đó.

Sinh ra và lớn lên ở huyện Đồng Hỷ- một trong những địa phương có nhiều diện tích vải, nhãn của tỉnh Thái Nguyên, từ chỗ học hỏi được kinh nghiệm của những người đến gửi ong chia mật, anh Trần Văn Thái bén duyên với nghề nuôi ong. Từ chỗ nuôi thử vài thùng tại nhà, rồi quy mô nâng dần lên hàng chục, hàng trăm thùng lúc nào không hay. Hằng năm vào mùa hoa cỏ kim nở rộ, hàng chục chủ ong như anh Thái lại tụ về các đỉnh đèo của Bắc Kạn để đàn ong trú lại khai thác mật.

Từ Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng anh Nông Văn Thuyên di chuyển hơn một trăm đàn ong xuống huyện Ngân Sơn để khai thác mật hoa.

Anh Nông Văn Thuyên đến từ huyện Hà Quảng tỉnh Cao Bằng, chủ của 120 thùng ong chia sẻ: Anh di chuyển đàn ong từ Cao Bằng xuống đây được hơn 1 tháng. Nghề nuôi ong không chỉ để lấy mật, mà còn thu được phấn hoa, có giá trị dinh dưỡng và tác dụng chữa một số bệnh...

Vào mùa hoa cỏ kim, mỗt thùng ong 1 tháng cho lấy mật hai lần, mỗi lần người nuôi ong thu được từ 1,5 đến 2 lít mật. Anh Nông Văn Thuyên cho biết thêm: Mật ong trong từ hoa cỏ kim chỉ đứng sau mật hoa tam giác mạch. Mùa hoa này kéo dài khoảng 03 tháng. Đến cuối tháng 11 anh lại di chuyển đàn ong về nhà để dưỡng ong, chuẩn bị di chuyển xuống Bắc Giang đón mùa hoa vải, hoa nhãn.

Phấn hoa được ví như một loại thuốc quý dành cho những người đường ruột không tốt và làm đẹp dự án cho phụ nữ.

Cùng với việc lấy mật, người nuôi còn phải tính đến việc bảo tồn số lượng bầy ong của mình, tránh làm chết ấu trùng khi quay mật và đề phòng các sinh vật khác từ rừng đến ăn ong. Với đàn ong quy mô hàng trăm thùng như của anh Thuyên, anh Thái, mỗi lần quay có thể được hàng 100 lít mật. Mật ong được bán buôn với giá 150.000 đồng/lít, còn phấn hoa được bán với giá 200.00 đồng/kg, trừ chi phí sau mỗi mùa hoa mỗi chủ ong cũng thu về hàng trăm triệu đồng.

Trần Tuyến

Các tin chăn nuôi khác:

31/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
26/12/2016
25/12/2016
25/12/2016
24/12/2016
24/12/2016
23/12/2016

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64

Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang