Nguồn tin: Báo Quảng Trị, 10/10/2016
Ngày cập nhật:
12/10/2016
Nuôi ong lấy mật không phải là một nghề mới, nó đã được người dân từ đồng bằng đến vùng núi nuôi từ lâu. Nhưng trước đây, việc nuôi ong hoàn toàn mang tính tự phát và người dân chỉnuôi lẻ tẻ chưa phát triển thành phong trào kinh tế để khai thác tốt lợi thế tự nhiên, đặc biệt là ở vùng núi, nơi có nhiều thế mạnh để phát triển nghề nuôi ong. Những năm gần đây, cùng với việc phát triển đa dạng hóa nông nghiệp, người dân vùng núi tận dụng lợi thế về địa hình và điều kiện thời tiết, cộng với sự ưu đãi về diện tích đất rừng đã phát triển phong trào nuôi ong lấy mật ở một số xã miền núi của huyện Đakrông (Quảng Trị). Đáng chú ý là việc mở rộng quy mô, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào nuôi ong có sự liên kết, xây dựng được chuỗi giá trị trong sản xuất đã giúp nhiều hộ nuôi ong trên địa bàn nâng cao hiệu quả sản xuất.
Nuôi ong lấy mật ở Na Nẫm, Triệu Nguyên, Đakrông
Các hộ dân trên địa bàn thôn Na Nẫm, xã Triệu Nguyên, huyện Đakrông trước đây nuôi ong lấy mật chỉđể phục vụ cho gia đình và bán cho người dân trong vùng. Từ năm 2014, qua sự kết nối của chính quyền địa phương, Công ty Đầu tư và hỗ trợ phát triển cộng đồng đã tìm hiểu thực tế tại địa phương và thấy được tiềm năng, lợi thế để phát triển nghề nuôi ong ở đây nên đã quan tâm hỗ trợ đầu tư cho nông dân phát triển nghề này một cách bài bản. Công ty đã đầu tư hỗ trợ cho nông dân cơ sở vật chất, kỹ thuật, chai lọ, nhãn mác, cách tổchức sản xuất và đặc biệt là xây dựng được thị trường tiêu thụ sản phẩm mật ong. Chuỗi giá trị trong sản xuất được hình thành thông qua việc thành lập tổhợp tác nuôi ong lấy mật với nhiều hộ dân tham gia nuôi ong. Sản phẩm mật ong do các xã viên tổhợp tác sản xuất ra được mang thương hiệu mật ong Lá Ngà. Từ đó đến nay, trên địa bàn thôn Na Nẫm hộ tham gia nuôi ong tăng nhiều hơn và quy mô nuôi của mỗi hộ cũng được mở rộng. Vấn đề mà người nuôi ong tập trung lớn nhất chính là chất lượng từ sản phẩm của mật ong nên đã triển khai nuôi đúng kỹ thuật. Các tổong được xây dựng trong vườn rừng, vườn đồi nên ong hút được nhiều loại phấn hoa trong đó có cả phấn của các loại hoa tự nhiên, đây là yếu tố tạo nên chất lượng mật ong gần giống với mật ong tự nhiên. Điều đáng chú ý là cách nuôi ong của người dân ở Na Nẫm hoàn toàn không cho ong ăn đường.
Ông Đỗ Tấn Hùng, một thành viên của tổ hợp tác nuôi ong lấy mật đã xây dựng khu nuôi ong của mình ngay chính giữa vườn tiêu, vườn tràm của gia đình với quy mô hơn 40 tổ. Đàn ong của gia đình ông cho thu hoạch năng suất cao nhất từ tháng 3 đến tháng 8 với trung bình 0,6 lít mật/tổ, trong khoảng thời gian 15 ngày ông Hùng thu mật 1 lần. Trên thị trường hiện nay, mỗi lít mật ong nuôi có giá từ 250 - 300 ngàn đồng. Mỗi tháng, gia đình ông Hùng thu nhập từ nghề nuôi ong đạt hơn 7 triệu đồng. Theo kinh nghiệm của ông Hùng, nuôi ong ít đầu tư mà lợi nhuận cao hơn các loại con nuôi khác, quan trọng là làm sao để chất lượng mật đạt cao nhất, điều này hoàn toàn dựa vào kỹ thuật nuôi và môi trường nuôi. Ông Hùng cho biết: Nuôi ong ở đây có nhiều thuận lợi vì ở vùng núi, đất đai rộng, có nhiều loại hoa, người dân cũng có nhiều kinh nghiệm nuôi ong. Tuy nhiên, trước đây đầu ra sản phẩm khó khăn, người dân thiếu vốn để đầu tư cơ sở vật chất phục vụ sản xuất nhưng nay đã có công ty đầu tư hỗ trợ cơ sở vật chất và đầu ra sản phẩm nên người dân đã yên tâm hơn nhiều để chuyên tâm vào việc nuôi để đạt năng suất cao.
Nếu có đầu ra sản phẩm ổn định thì nghề nuôi ong là một nghề mang lại thu nhập cao mà ít chi phí, ít tốn công sức, mức đầu tư cơ sở vật chất không lớn lắm. Do đó, khi được Công ty Đầu tư và hỗ trợ phát triển cộng đồng kết nối hỗ trợ đầu ra sản phẩm thì người dân, nhất là ở các vùng có vườn rừng, vườn đồi có thể chọn nghề nuôi ong làm hướng đi chính để xóa đói giảm nghèo, nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích canh tác, vươn lên làm giàu. Từ hiệu quả thực tế mà nghề nuôi ong mang lại cho người dân Na Nẫm, những năm qua, chính quyền xã Triệu Nguyên đang xây dựng kế hoạch nhân rộng mô hình nuôi ong trên địa bàn nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân. Được hỗ trợ sản xuất, thị trường tiêu thụ, nhiều hộ dân nuôi ong phấn khởi tiếp tục tổchức lại vườn rừng, vườn đồi của gia đình để mở rộng quy mô nuôi ong.
Ông Trần Thiên Trường, Phó Chủ tịch UBND xã Triệu Nguyên cho biết: Kể từ khi có sự liên kết giữa các hộ sản xuất và công ty hỗ trợ đầu ra cho sản phẩm mật ong, nghề nuôi ong trên địa bàn mang lại lợi nhuận khá lớn, người dân có việc làm thường xuyên. Vì thế có thể chọn nghề nuôi ong làm một trong những hướng đi để phát triển kinh tế trong hướng phát triển đa dạng hóa nông nghiệp của huyện, xã. Chính quyền địa phương sẽ tiếp tục liên kết với một số tổchức, đơn vị thu mua để có thể giải quyết đầu ra sản phẩm cho nông dân một cách ổn định khi nhiều người tham gia nuôi và mở rộng quy mô nuôi.
Mật ong là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, không chỉsử dụng để chế biến ra nhiều thức uống bổdưỡng mà còn được sử dụng nhiều trong y học cổtruyền. Đặc biệt, khi thương hiệu mật ong Lá Ngà được công nhận là sản phẩm chất lượng đủ điều kiện an toàn thực phẩm và tổhợp tác nuôi ong lấy mật được hình thành đã xây dựng được chuỗi giá trị sản xuất trong nuôi ong lấy mật có sự liên kết từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ đã nâng cao được giá trị và hiệu quả của việc nuôi ong lấy mật lên gấp nhiều lần. Việc tạo dựng sự liên kết này không chỉgiúp khẳng định chất lượng sản phẩm mật ong nơi đây mà còn tạo điều kiện phát triển nghề nuôi ong ở Triệu Nguyên, Đakrông thành sản xuất hàng hóa một cách bền vững.
VÕ THÁI HÒA
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin chăn nuôi khác:
Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64
Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.