• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Đệm lót sinh học - Giải pháp chăn nuôi bảo vệ môi trường

Nguồn tin: Báo Long An, 17/10/2016
Ngày cập nhật: 18/10/2016

Sử dụng đệm lót sinh học (ĐLSH) trong chăn nuôi trở thành một trong những mô hình tiên tiến, đạt hiệu quả cao, đặc biệt là chăn nuôi theo nông hộ, nuôi quy mô nhỏ.

Tận dụng chất thải làm phân bón

Mô hình ĐLSH được áp dụng trong chăn nuôi gia súc không chỉ đem lại hiệu quả về kinh tế mà còn góp phần tránh được mùi hôi thối, ô nhiễm, góp phần bảo vệ môi trường tại các khu vực chăn nuôi. Tại Công ty (Cty) TNHH Huy Long An (xã Mỹ Bình, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An), áp dụng mô hình ĐLSH mang lại nhiều hiệu quả. Khi bắt đầu chăn nuôi gia súc với số lượng lớn, Cty luôn tìm phương pháp để chất thải, nước thải không ảnh hưởng đến môi trường mà còn có thể sử dụng vào mục đích khác. Năm 2013, Cty áp dụng mô hình ĐLSH nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tận dụng nguồn chất thải làm phân bón cho cây trồng.

Đệm sinh học dùng trong chăn nuôi gia cầm

Quá trình thực hiện khá đơn giản. Lúc đầu, dùng mụn dừa (xơ dừa) lót trong chuồng để hút chất thải gia súc, phun xịt các chế phẩm vi sinh khử mùi hôi, sát trùng. Sau khoảng 1 tuần phải thay đệm lót mới, đệm lót cũ được đem qua nhà màng phơi, mỗi ngày xới 2 lần cho chất thải khô đều rồi tiếp tục xịt vi sinh (khoảng 800 lít/100 tấn). Nếu thời tiết tốt, phơi khoảng 8-9 ngày; thời tiết xấu, khoảng hơn 10 ngày đến khi phân khô còn 50% thì đạt yêu cầu (1kg còn 0,5kg), sau đó đem ủ. Tại nhà ủ, phải đảo phân 1 lần/tuần trong 4 tuần là có thể dùng chất thải này bón phân cho cây trồng. Đệm sinh học sau sử dụng mất khoảng 60 ngày nữa để ủ thành phân bón.

Giám đốc Cty TNHH Huy Long An - Võ Quan Huy thông tin: “Chăn nuôi quy mô lớn, nếu không xử lý chất thải sẽ ảnh hưởng đến môi trường. Việc sử dụng ĐLSH trong chăn nuôi vừa bảo vệ môi trường, vừa tận dụng chất thải gia súc để ủ thành phân bón. Hiện nay, Cty tiếp tục dùng ĐLSH nuôi khoảng 2.000 con bò. Qua đó, có thể tận dụng chất thải để làm phân bón”.

Lợi ích của đệm lót sinh học

Những năm gần đây, nhiều mô hình chăn nuôi gia cầm sử dụng ĐLSH được triển khai mang lại hiệu quả. Kết quả thử nghiệm cho thấy, chất thải được phân hủy hoàn toàn ngay trong chuồng nuôi, không gây mùi hôi thối, không làm ảnh hưởng khu vực xung quanh. Gia cầm nuôi trên nền đệm lót có thể giảm được một số bệnh thông thường do sự tác động của các vi sinh vật có ích trong đệm lót lên men gây ức chế và tiêu diệt các vi trùng gây bệnh trong chuồng nuôi.

Dùng đệm sinh học trong chăn nuôi bò tại Công ty TNHH Huy Long An vừa góp phần tăng hiệu quả kinh tế vừa bảo vệ môi trường

Ông Phan Văn Lang, ở ấp 3, xã Tân Trạch, huyện Cần Đước cho biết: “Tôi sử dụng ĐLSH trong chăn nuôi được 1 năm nay, hiệu quả của việc sử dụng đệm lót rất cao, hạn chế được dịch bệnh trên đàn gia cầm, không gây ô nhiễm môi trường. Chăn nuôi công nghệ đệm lót còn giúp nông dân giảm khoảng 80% công lao động, do trong suốt quá trình nuôi, người chăn nuôi không phải dọn chuồng. Ngoài ra, việc nuôi bằng đệm lót còn giúp giảm chi phí tiền điện sưởi ấm gia cầm. Đệm lót sau sử dụng được bán cho những hộ trồng trọt”.

Theo ông Lang, giá thành 1kg men làm ĐLSH khoảng 55.000 - 60.000 đồng, sử dụng được cho 50-60m2. Nguyên vật liệu chủ yếu để làm đệm lót là trấu và mùn cưa. Để nhân rộng mô hình, công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức cho người dân đóng vai trò quan trọng. Từ đó, tạo điều kiện cho nghề chăn nuôi trên địa bàn phát triển bền vững, góp phần thực hiện thành công một số tiêu chí trong chương trình xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là tiêu chí môi trường tại các địa phương./.

Hải Phong-Thanh Mỹ

Các tin chăn nuôi khác:

31/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
26/12/2016
25/12/2016
25/12/2016
24/12/2016
24/12/2016
23/12/2016

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64

Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang