• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nuôi gia cầm mùa lạnh: Nhiều rủi ro

Nguồn tin: Báo Hậu Giang, 10/11/2016
Ngày cập nhật: 11/11/2016

Lúc này, người chăn nuôi tỉnh Hậu Giang đang chuẩn bị nguồn gia cầm để cung ứng cho thị trường Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, kèm với đó là nỗi lo hao hụt do tác động của thời tiết.

Bà Nguyễn Thị Phương đúc kết kinh nghiệm dân gian và chuẩn bị nuôi nhốt gà trong mùa lạnh để hạn chế sự tấn công của dịch bệnh.

Theo kinh nghiệm của người chăn nuôi, hàng năm, để cung ứng cho thị trường Tết Nguyên đán, bà con thường bắt tay vào việc gây nuôi gà, vịt vào khoảng tháng 10 âm lịch với kỳ vọng bán được giá cao. Tuy nhiên, giai đoạn này, thời tiết có nhiều thay đổi, càng về cuối năm càng trở lạnh dễ làm tăng nguy cơ dịch bệnh trên gia cầm. Hầu hết người nuôi gia cầm đều nhận định đây là giai đoạn khó khăn nhất trong năm.

“Cuối năm trước, tôi gây nuôi được 150 con gà thả vườn để bán kiếm tiền tiêu tết, nhưng khi gió bất chừng 3 ngày thì đàn gà chết dần. Liên tiếp khoảng một tuần lễ là hết sạch và năm nào cũng gặp tình trạng đó. Khi trời lạnh thì như đoán trước được rằng gà sẽ rất khó nuôi, thất thoát nhiều. Hiện giờ, tôi có mấy bầy gà được hơn nửa tháng tuổi, sẽ cố gắng chăm sóc, nhốt kỹ để tết này có thêm nguồn thu nhập”, bà Ngô Thị Thanh, ở ấp Mỹ Thành A, xã Hòa Mỹ, kể lại.

Cũng gặp phải tình trạng tương tự, ông Lê Thanh Sơn, ở ấp Mỹ Thành A, xã Hòa Mỹ, tâm sự: “Người ta nuôi quy mô lớn thì không biết thế nào, chứ tôi nuôi nhỏ lẻ để bán hay giết thịt thì chẳng năm nào không thất thoát. Mùa lạnh, thứ nhất là sợ gà bỏ ăn, ăn ít; thứ hai sợ cảnh nó bay lên cây ngủ qua một đêm, đến sáng hôm sau ra vườn thấy một vài con “rụng” xuống đất tái nhợt”.

Theo nhiều hộ chăn nuôi, việc nuôi gà mùa lạnh tiềm ẩn nhiều nguy cơ và khả năng thất thoát, nếu không có biện pháp chăm sóc hợp lý. Vì thế, chính bản thân người nuôi đã tự đúc kết được kinh nghiệm trong việc chăm sóc đàn để hạn chế thấp nhất thiệt hại vào những tháng cuối năm. Trong đó, việc nuôi nhốt khi bước vào mùa lạnh là giải pháp tối ưu và hiệu quả được nhiều hộ dân áp dụng.

Bà Nguyễn Thị Phương, ở ấp 3, xã Vĩnh Trung, huyện Vị Thủy, chia sẻ: “Đúc kết từ những năm trước, năm nay tôi quyết định xây hẳn một chuồng gà để nuôi nhốt hơn 200 con gà nòi. Bởi khi thời tiết trở lạnh, mình phải giữ ấm cơ thể cho chúng, tránh gió rét lùa vào. Thêm một kinh nghiệm dân gian mà mấy năm nay tôi áp dụng có hiệu quả là dùng rượu với gừng giã nhuyễn thành một hỗn hợp rồi trộn vào lúa, thức ăn cho gà để giúp giữ ấm chúng từ bên trong. Định làm xong cái chuồng, tôi kéo điện vào bên trong để tiện bề quan sát, chăm sóc, cũng như góp phần làm ấm môi trường nuôi nhốt. Nếu thực hiện thành công, gia đình tôi sẽ mở rộng diện tích, số lượng chăn nuôi chứ không riêng gì dịp Tết Nguyên đán hàng năm”.

Ngoài những kinh nghiệm được đúc kết trong chăn nuôi gia cầm mùa lạnh, đa số người nuôi cho rằng yếu tố cốt lõi giúp hạn chế tối đa nguy cơ dịch bệnh là phải tiêm phòng đầy đủ. “Phòng bệnh hơn chữa bệnh, tôi luôn bảo vệ đàn vịt nhà mình bằng cách tiêm phòng là chính. Bây giờ chăn nuôi thì lắm rủi ro, mình phải thận trọng mới không xảy ra thua lỗ. Dẫu nuôi ít hay nhiều gì thì tôi cũng nhờ thú y xã xuống tiêm phòng hết”, ông Đặng Văn Chánh, ở ấp 3, xã Vĩnh Trung, huyện vị Thủy, chia sẻ cách làm.

Theo ngành chức năng, để hạn chế những thất thoát khi chăn nuôi gia cầm vào thời điểm giao mùa cuối năm, người nuôi cần thận trọng với một số bệnh dễ bộc phát theo thời tiết như Niu cát xơn, Gumboro, dịch tả vịt và cúm gia cầm. Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh khuyến cáo người dân ngoài việc theo dõi sát đàn vật nuôi, cần lưu ý giữ vệ sinh chuồng trại thông thoáng, thường xuyên tiêu độc môi trường chăn nuôi để diệt trừ mầm bệnh. Quan trọng là tiêm phòng đầy đủ, đúng lịch để chăn nuôi an toàn. Đối với các hộ nuôi nhỏ lẻ cần áp dụng thêm biện pháp nuôi nhốt, giữ ấm cho đàn gia cầm…

THÚY HẰNG

Các tin chăn nuôi khác:

31/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
26/12/2016
25/12/2016
25/12/2016
24/12/2016
24/12/2016
23/12/2016

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64

Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang