Nguồn tin: Nông Nghiệp VN, 18/11/2016
Ngày cập nhật:
20/11/2016
Gây nuôi động vật hoang dã như trăn đất, ba ba, cua đinh, cầy vòi hương, rắn ri voi... đã được nông dân tỉnh Hậu Giang thử nghiệm và gặt hái thành công, nhất là nuôi rắn hổ đất.
Ông Võ Văn Mỹ đang kiểm tra chuồng nuôi rắn hổ đất
Rắn hổ đất ngoài tự nhiên đang có nguy cơ cạn kiệt do bị săn bắt quá mức. Vì vậy, nếu gây nuôi thành công sẽ mang lại nguồn thu lớn, do rắn thương phẩm có giá cao, từ 600.000 - 800.000 đồng/kg.
Ông Võ Văn Mỹ ở xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thủy là người chuyên câu rắn ngoài tự nhiên. Thấy lượng rắn ngày càng cạn kiệt, ông nảy sinh ý định làm chuồng để nuôi. Ông Mỹ chia sẻ: “Rắn hổ đất rất nguy hiểm, nhưng có giá trị kinh tế cao. Vì vậy năm 2015 tôi đăng ký với kiểm lâm địa phương nuôi 22 con rắn hổ đất thương phẩm. Tôi cũng đã xuất bán được 70 ký rắn hổ đất, với giá 600.000 đồng/kg, thu lợi nhuận 35 triệu đồng, sau khi trừ đi chi phí”.
Do chưa thể sinh sản nhân tạo, để có con giống, ông Mỹ phải đi xuống tận các vùng hẻo lánh như Đầm Dơi, Sông Đốc (Cà Mau) thả câu bắt rắn hổ đất ngoài tự nhiên về gây nuôi.
Bà Nguyễn Thị Hày, một nông dân ở xã Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ đang gây nuôi rắn hổ đất tâm sự: “Nuôi gắn hổ đất sơ ý là có thể gây tổn hại đến tính mạng. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi, ngoài việc xây dựng chuồng trại chắc chắn thì cho ăn cẩn thận là được. Hiện tôi nuôi trên 20 con, có con nặng hơn 2 ký. Với giá thị trường 600.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí con giống, thức ăn... nuôi thu lãi không dưới 50% giá thành”.
Theo các hộ dân, rắn hổ đất là đối tượng dễ nuôi, ít nhiễm bệnh, tỷ lệ hao hụt thấp, nhất là mồi cho rắn ăn khá đơn giản, chủ yếu là chuột, cóc, ếch… Nếu chăm sóc tốt, một năm rắn có thể tăng trọng khoảng 1kg. Ngoài ra, nếu điều kiện tốt rắn có thể sinh sản, trung bình 1 con rắn cái có thể đẻ ít nhất 15 trứng, nở đều nên tỷ lệ nhân đàn rất nhanh”.
Tuy nhiên, do loài này khá nguy hiểm nên ngành chức không không khuyến khích gây nuôi. Ông Huỳnh Thế Anh, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm liên huyện Long Mỹ - Vị Thanh cho hay, vào tháng 9, tháng 10 hàng năm là đến mùa sinh sản, rắn cái sẽ tiết ra hóc môn lôi cuốn con rắn đực. Từ đó, những con rắn đực có ngoài môi trường tự nhiên sẽ tìm đến, gây nguy hiểm cho người nuôi lẫn các hộ dân địa phương sống lân cận. Vì vậy, những hộ gây nuôi cần phải đăng ký với đơn vị quản lý địa phương để được hướng dẫn cách xây dựng chuồng trại đúng kỹ thuật, đảm bảo an toàn.
TRUNG CHÁNH - CHÍ CÔNG
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin chăn nuôi khác:
Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64
Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.