• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Phòng chống rét cho gia súc, gia cầm: Khắc phục ngay những tồn tại

Nguồn tin: Báo Quảng Ninh, 02/12/2016
Ngày cập nhật: 3/12/2016

Mùa Đông năm trước, mặc dù các địa phương đã “căng mình” chống rét, song thiệt hại trên đàn gia súc, gia cầm toàn tỉnh Quảng Ninh vẫn lớn. Chỉ tính riêng đợt rét vào cuối tháng 1-2016 đã làm gần 1.200 con trâu, bò, dê bị chết. Mùa Đông này, theo dự báo, thời tiết sẽ bớt khắc nghiệt, ít có các đợt rét kéo dài, mà thay vào đó là những ngày rét ngắn, tuy nhiên nền nhiệt lại giảm sâu hơn, tập trung vào ban đêm và sáng sớm.

Một công trình chuồng trại nuôi nhốt gia súc kiên cố hiếm hoi của người dân xã Vô Ngại, huyện Bình Liêu.

Theo ông Trần Xuân Đông, Phó Chi cục Thú y tỉnh, đây là hình thái thời tiết không kém phần nguy hiểm, bởi nhiệt độ hạ sâu rồi lại tăng nhiệt ngay, gia súc, gia cầm chưa có thời gian để thích ứng sẽ dẫn đến tình trạng sốc nhiệt, gây đột quỵ, không hồi phục được. Bên cạnh đó, sau những ngày rét phải chịu đói nên khi nắng lên gia súc, gia cầm sẽ ăn bù, đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chướng bụng và bị đường ruột, vốn là các bệnh nguy hiểm có thể làm chết gia súc, gia cầm với số lượng lớn. Ông Đông khẳng định, chính bởi vậy, không thể chủ quan với hình thái thời tiết mùa đông năm nay được.

Để chủ động trước diễn biến phức tạp của thời tiết, ngay từ cuối tháng 10, các địa phương đã sớm có kế hoạch phòng, chống rét cho gia súc, gia cầm. Sở NN&PTNT cũng đã kết hợp với Hội Nông dân tỉnh, Ban Dân tộc tỉnh thành lập đoàn kiểm tra, làm việc với các địa phương về công tác phòng, chống rét cho gia súc, gia cầm. Qua khảo sát, các địa phương đã chuẩn bị tương đối tốt việc củng cố chuồng trại, cất giữ rơm khô và trồng cây xanh để làm thức ăn dự trữ cho gia súc, gia cầm... Tuy nhiên, theo Sở NN&PTNT, các giải pháp này chưa đủ để phòng, chống rét, bảo toàn tổng đàn gia súc, gia cầm của tỉnh. Ông Nguyễn Văn Đức, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết, về lâu dài là phải nâng cao nhận thức của nhân dân trong việc chăn nuôi khoa học; giảm, tiến tới bỏ tập quán chăn thả gia súc trên rừng; chuyển sang chăn nuôi tập trung. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, các địa phương cần phải chủ động, quyết liệt thực hiện giải pháp mang tính cấp thiết. Ông Đức cho biết, đối với huyện Bình Liêu, nhất thiết phải thực hiện hiệu quả chương trình kiên cố chuồng trại cho trâu, bò tại nhà. Thực tế, trong đợt rét tháng 1-2016, huyện Bình Liêu là địa phương có số gia súc chết lớn nhất tỉnh, gần 800/1.200 con trâu, bò, dê, chiếm 62%. Nguyên nhân là do bà con chăn thả gia súc trên rừng, trong khi đó ở nhà không chuẩn bị chuồng trại, nên khi người dân lùa trâu bò trên rừng về nhà thì lại không có chỗ để tránh gió mưa, thời tiết lạnh giá, dẫn đến trâu, bò bị chết rét. Trước tình hình này, huyện Bình Liêu cũng phải hỗ trợ các hộ dân 60 tấn ngô để làm thức ăn và mỗi nhà 20m vải bạt để che chắn chuồng trại cho gia súc. Được biết, ngay sau đợt rét ấy, tỉnh đã quyết định hỗ trợ người dân về nguyên vật liệu, Bình Liêu huy động các lực lượng giúp công, vận động các gia đình đổi công giúp nhau để xây dựng chuồng trại kiên cố cho trâu, bò. Tuy nhiên, đến thời điểm này, huyện Bình Liêu chưa triển khai tốt chương trình này, số chuồng trại trâu, bò được xây mới rất thấp, kinh phí tỉnh hỗ trợ chưa giải ngân được. Do đó, huyện Bình Liêu cần phải triển khai quyết liệt hơn nữa. Bên cạnh đó, Sở Tài chính cũng khẳng định cần phải thắt chặt hơn trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ người dân có trâu, bò chết rét. Trong đó, cần phải rà soát chính xác về số lượng gia súc bị chết; đảm bảo khâu xác minh nguyên nhân chết do rét; các hộ dân được hỗ trợ là các hộ chấp hành các chỉ đạo, hướng dẫn về phòng, chống rét cho gia súc, gia cầm. Điều này là hoàn toàn cần thiết, bởi thực tế do tập quán chăn thả nên không ít hộ dân không xác định chính xác được số lượng trâu bò của mình...

Thực tế cho thấy, thời tiết giá rét trong mùa Đông ngày một cực đoan. Chính bởi vậy, từ người dân đến chính quyền địa phương, các ngành chuyên môn cần nâng cao hơn nữa tính chủ động để ứng phó, trong đó phải khắc phục ngay những tồn tại trước mắt, tiến tới những giải pháp bền vững, lâu dài.

Việt Hoa

Các tin chăn nuôi khác:

31/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
26/12/2016
25/12/2016
25/12/2016
24/12/2016
24/12/2016
23/12/2016

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64

Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang