• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nuôi giun quế làm thức ăn cho gia cầm - mô hình sản xuất nông nghiệp sạch

Nguồn tin: Báo Đắk Lắk, 06/12/2016
Ngày cập nhật: 8/12/2016

Gia đình ông Lê Quang Huy (thôn 1, xã Ea Kao, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) đã nuôi giun quế hơn 10 năm nay. Đây là mô hình được đánh giá là mang lại lợi ích về nhiều mặt như: xử lý được chất thải nông nghiệp thành phân bón hữu cơ, cung cấp nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng cho vật nuôi, tạo ra sản phẩm nông nghiệp sạch với chất lượng cao hơn hẳn các phương pháp chăn nuôi khác.

Để thực hiện mô hình, ông Huy đã tận dụng tôn cũ và ván tạp để dựng một gian nhỏ nuôi giun. Các thùng nuôi giun cũng được đóng bằng ván cũ hoặc tận dụng thùng xốp. Bên trên thùng phủ các lớp vải cũ, chiếu mục, chỉ cần giở lớp che phủ này lên đã bắt gặp ngay những chú giun nhỏ như chiếc kim khâu bao, màu đỏ ánh bạc. Gặp ánh sáng đột ngột, những chú giun lập tức chui ngay xuống lớp phân – là thức ăn cũng chính là môi trường sống của chúng. Bà Lê Thị Nga (vợ ông Huy) cho biết, thức ăn hằng ngày của giun là phân bò tươi hòa trong nước. Mỗi ngày, bà cho giun ăn một lần vào buổi sáng. Ngoài ra, bà còn thường xuyên tưới nước để giữ cho môi trường sống của giun luôn đủ ẩm.

Bà Lê Thị Nga đang chăm sóc giun.

Với dự định ban đầu là tạo thêm nguồn thức ăn cho đàn ngan, gà và lươn, ông đã mua giun giống từ một trang trại ở Đồng Nai. Việc nuôi giun cực kỳ đơn giản và thuận lợi. Ông cho biết: “Chỉ cần cho ăn và giữ đủ ẩm, đủ tối để giun sinh sản thì việc nhân giống diễn ra rất nhanh. Từ 20 – 30 ngày đã có thể chia đôi thùng sinh khối để tạo thành những thùng giun mới. Thức ăn cho giun cũng rất đa dạng và dễ tìm, gồm các loại chất hữu cơ như bã thực vật, vỏ các loại rau, củ (trừ loại có chất đắng, chua hoặc có chất độc); các loại phân động vật như bò, heo, dê, thỏ, gà công nghiệp,… Chỉ cần lưu ý là các loại bã hữu cơ và phân gà, phân heo cần ủ hoai để tránh sinh nhiệt trong quá trình phân hủy”. Khi số lượng giun đã nhiều lên, ông Huy tiến hành thu hoạch cho gà và ngan ăn. Tuy nhiên, sau khi ăn giun, một số gà, ngan bị chết. Ông vội tìm hiểu thông tin thì được biết giun chứa rất nhiều đạm, gà và ngan ăn giun quá nhiều gây nên hiện tượng bội thực mà chết. Sau khi tham khảo kinh nghiệm của một số hộ chăn nuôi ở địa phương khác, ông giảm lượng giun cho gà, ngan ăn trong mỗi bữa và thay đổi cách cho ăn. Theo cách làm này, gà, ngan từ 10 ngày tuổi trở lên mới cho ăn giun và chỉ cho ăn vào buổi sáng. Lượng giun trộn vào thức ăn chỉ được chiếm khoảng 10% lượng thức ăn cung cấp mỗi ngày.

Nhờ nguồn chất đạm tươi từ giun, đàn gà và ngan đều lớn nhanh như thổi, ít bệnh tật. Ông Huy cũng giảm được chi phí do không cần mua thêm thức ăn tổng hợp. Chất lượng thịt thơm ngon hơn rất nhiều so với cách nuôi thông thường. Tiếng lành đồn xa, nhiều gia đình trong vùng đã đến tham quan mô hình của ông Huy và đề nghị mua giống giun về nuôi; nhiều nhất là các hộ nuôi cá, lươn, ếch. Thấy nhu cầu về giun giống cao, diện tích đất của gia đình lại nhỏ, không phù hợp để mở rộng chăn nuôi gà, ngan nên ông đã tạm dừng nuôi gà, ngan và chỉ tập trung vào nuôi giun giống để cung cấp cho các gia đình có nhu cầu. Với giá giun quế hiện tại là 20.000 đồng/kg, mỗi tháng, gia đình ông Huy thu được 3 – 4 triệu đồng.

Quan trọng nhất trong nuôi giun là tránh kiến, cóc, nhái, chuột… Vì vậy, cần phải đóng giá đỡ cho các thùng giun. Chân giá đỡ được tra dầu hỏa để tránh kiến xâm nhập. Trong lúc cho ăn, cũng cần thường xuyên kiểm tra các tấm phủ phòng cóc, nhái lẩn trốn để ăn giun.

Đinh Nga

Các tin chăn nuôi khác:

31/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
26/12/2016
25/12/2016
25/12/2016
24/12/2016
24/12/2016
23/12/2016

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64

Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang