Nguồn tin: Báo Quảng Trị, 13/12/2016
Ngày cập nhật:
14/12/2016
Với sự cần cù, chịu khó học hỏi kinh nghiệm trong chăn nuôi, sản xuất và kinh doanh, nhiều năm nay, vợ chồng anh Nguyễn Đình Dũng và chị Trần Thị Kiều ở thôn Trúc Lâm, xã Gio Quang, huyện Gio Linh (Quảng Trị) đã có cuộc sống khá giả với doanh thu hàng năm đạt gần 2 tỷ đồng.
Năm 1996, thu nhập của vợ chồng anh Dũng dựa chủ yếu vào làm ruộng, chăn nuôi nhỏ lẻ và nghề xay xát gạo. Năm 2000 vợ chồng anh vay vốn qua kênh Hội Nông dân hơn 100 triệu đồng để đầu tư xây dựng gia trại, nuôi từ 50-70 con lợn thịt và 5-10 con lợn nái. Việc chăn nuôi của vợ chồng anh gặp nhiều thuận lợi nhờ thường xuyên áp dụng kỹ thuật tiến bộ trong chăn nuôi, kỹ thuật phòng dịch cho lợn; tích cực tham gia các lớp tập huấn về chăn nuôi, thú y. Chỉ ít năm sau, anh Dũng trả hết nợ ngân hàng và tích lũy được số vốn khá. Năm 2010, khi đã chủ động được nguồn vốn, anh chị chuyển nghề xay xát gạo sang làm dịch vụ đại lý cấp 1 cung cấp thức ăn gia súc cho người dân địa phương, phát triển mô hình kinh tế từ gia trại lên thành trang trại, đầu tư chăn nuôi từ 200 - 220 con lợn thịt (1 năm 3 lứa) và 40 lợn nái; trồng 2 ha lúa, chăn nuôi gà từ 50-70 con/lứa, tổng doanh thu của gia đình anh chị đạt từ 1,8-1,9 tỷ đồng, trừ chi phí lãi trên 600 triệu đồng/năm. Kinh tế khá giả, anh Dũng và chị Kiều đầu tư cho 3 người con ăn học, hoàn thành trình độ đại học và cao đẳng.
Anh Dũng chia sẻ: “Chăn nuôi số lượng lợn nái nhiều nên tôi chủ động được nguồn giống lợn thịt. Để đảm bảo chất lượng lợn thịt đến khi xuất chuồng, trước hết tôi lựa chọn những con giống tốt, thứ nữa là loại thức ăn đảm bảo, có nguồn gốc xuất xứ, tiêm phòng đầy đủ cho lợn; xây dựng chuồng trại đúng quy chuẩn chăn nuôi. Nhờ vậy, mỗi khi đến thời điểm xuất chuồng, số lợn thịt của gia đình tôi được thương lái vào đến tận nhà thu mua, không lúc nào tồn đọng. Thời gian tới, để mở rộng trang trại, chúng tôi dự kiến đầu tư xây dựng chuồng trại và chăn nuôi 200 gà mái đẻ (gà lai nòi); đầu tư lò ấp trứng công nghệ mới để tự cung, tự cấp nguồn giống”.
Từ mô hình phát triển kinh tế tổng hợp của hộ anh Dũng và chị Kiều, đến nay nhiều gia đình ở Gio Quang cũng đã đầu tư xây dựng gia trại, trang trại hiệu quả, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới ở địa phương. Bà Nguyễn Thị Thuận, Chủ tịch Hội Nông dân xã Gio Quang cho biết: “Hưởng ứng “Phong trào làm giàu cho mình, làm giàu cho quê hương”, “Xây dựng nông thôn mới”, nhiều hộ nông dân ở Gio Quang đã trở thành điển hình trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, trong đó có vợ chồng anh Nguyễn Đình Dũng và chị Trần Thị Kiều. Thời gian tới, để nhân rộng các mô hình làm ăn giỏi, Hội Nông dân xã tiếp tục đẩy mạnh phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững. Tăng cường công tác tập huấn chuyển giao khoa học- kỹ thuật cho nông dân. Tạo điều kiện cho nông dân học tập các mô hình phát triển kinh tế có hiệu quả trên địa bàn để áp dụng vào sản xuất”.
KĂN SƯƠNG
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin chăn nuôi khác:
Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64
Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.