• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Phát triển chăn nuôi quy mô công nghiệp

Nguồn tin: Báo Lâm Đồng, 02/02/2016
Ngày cập nhật: 3/2/2016

Khi nông nghiệp vẫn là “bà đỡ” cho sự phát triển kinh tế của Lâm Đồng thì việc lựa chọn hướng đi nhằm huy động nguồn lực tập trung phát triển khu vực kinh tế này có ý nghĩa quan trọng. Trong đó, đối với ngành chăn nuôi cần hướng đến quy mô công nghiệp nhằm góp phần vào tăng trưởng nội bộ ngành nông nghiệp của Lâm Đồng trong thời gian tới.

Đến năm 2020, phát triển 30 ngàn bò sữa ở các địa bàn phù hợp quy hoạch tại Lâm Đồng

Phát triển nông nghiệp được Lâm Đồng ưu tiên đầu tư và là một trong những khâu đột phá phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, chương trình nông nghiệp công nghệ cao đã thúc đẩy nền nông nghiệp trên vùng đất Nam Tây Nguyên phát triển vượt bậc với năng suất, chất lượng và thu nhập được xếp hạng tốp dẫn đầu cả nước. Thành tựu đó “bước ra” từ chủ trương, chính sách đúng của tỉnh trong quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp dựa trên cơ sở phát huy lợi thế của địa phương về điều kiện đất đai, khí hậu, nguồn nhân lực nông thôn cần cù, chịu khó. Do đó, khu vực nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế (chiếm tỷ trọng 36% GDP) và đóng góp lớn vào duy trì mức tăng trưởng kinh tế hàng năm của Lâm Đồng. Giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và chăn nuôi trong cả giai đoạn 2011 - 2015 có mức tăng trưởng bình quân 8,4%/năm. Trong đó, ngành trồng trọt đóng góp 81%, ngành chăn nuôi 16%, còn lại là dịch vụ chiếm 3%. Với tỷ trọng nêu trên cho thấy, lĩnh vực trồng trọt vẫn chiếm thế áp đảo trong cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp. Và khi diện tích, sản lượng ngành trồng trọt đạt đến “ngưỡng” tối đa trong quá trình đầu tư sẽ dừng lại ở điểm phát triển ổn định, khi đó muốn tiếp tục duy trì tăng trưởng của khu vực nông nghiệp cần phải tập trung phát triển chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp là điều cần phải tính tới.

Theo thống kê, đến nay, đàn gia súc, gia cầm của Lâm Đồng gồm có: Heo 379 ngàn con, tăng 12,6% so với năm 2010; đàn trâu khoảng 16.900 con và đàn gia cầm có khoảng 4,5 triệu con, tăng hơn 52% so với 5 năm trước. Riêng đàn bò có khoảng 79.759 con, trong đó đàn bò sữa có khoảng 15.720 con, tăng 4 lần so với năm 2010.

Theo đánh giá của UBND tỉnh, ngành chăn nuôi Lâm Đồng đang phát triển, chuyển dịch theo hướng tăng dần các loại giống, vật nuôi có giá trị kinh tế cao - điển hình như đàn bò sữa hiện nay trên địa bàn tỉnh có mức tăng trưởng vượt bậc, nhưng nhìn chung đầu tư phát triển chăn nuôi chưa thực sự phát triển mạnh so với lĩnh vực trồng trọt. Bởi lâu nay quá trình sản xuất nông nghiệp phần lớn tập trung chú trọng vào trồng trọt, chưa quan tâm đúng mức đối với chăn nuôi, nhất là chăn nuôi theo hướng quy mô công nghiệp.

Cụ thể, trong khi mục tiêu mà Lâm Đồng đề ra đến năm 2015, chăn nuôi chiếm tỷ trọng nội bộ ngành nông nghiệp là 26%, nhưng trên thực tế phát triển của chăn nuôi đến nay mới chỉ chiếm 16%, thấp hơn nhiều so với kế hoạch đặt ra. Theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội Lâm Đồng đến năm 2020 mà Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đối với lĩnh vực chăn nuôi cần phải đẩy mạnh chăn nuôi theo phương thức công nghiệp, hình thành các khu chăn nuôi tập trung và các trang trại chăn nuôi bò sữa, bò thịt chất lượng cao... Đồng thời, đi kèm đó là việc chú trọng công tác phòng chống dịch bệnh và nâng cao chất lượng đàn gia súc, gia cầm. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm tới (giai đoạn 2016 - 2020) của tỉnh nêu rõ “Tập trung nguồn lực thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao chuỗi giá trị gia tăng và phát triển bền vững”. Trong đó nhấn mạnh “tiếp tục phát triển ngành chăn nuôi, nâng tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp lên 20 - 25% vào năm 2020.

Để thực hiện được mục tiêu này, các ngành chức năng cần phải có kế hoạch cụ thể cũng như quy hoạch vùng phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh theo hướng phát triển chăn nuôi dựa trên quy mô công nghiệp mới đem lại giá trị sản xuất cao đối với nội bộ ngành, góp phần đạt mức tăng trưởng GDP mà tỉnh đặt ra.

XUÂN TRUNG

Các tin chăn nuôi khác:

31/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
26/12/2016
25/12/2016
25/12/2016
24/12/2016
24/12/2016
23/12/2016

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64

Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang