• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nuôi ong ở khách sạn 5 sao

Nguồn tin: Báo Khánh Hòa, 09/02/2016
Ngày cập nhật: 12/2/2016

Lâu nay, người ta vẫn thường nghĩ rằng ong quý vì cho mật, nhưng tầm quan trọng của ong đối với hệ sinh thái không chỉ có vậy. Nhà bác học Albert Einstein đã từng cảnh báo: “Nếu ong biến mất khỏi bề mặt trái đất, loài người sẽ chỉ sống được thêm không quá bốn năm. Không có ong, không có thụ phấn… là không có con người”. Có lẽ vì thế chuyện nuôi ong ở một khách sạn 5 sao nổi tiếng trên đường Trần Phú - Nha Trang không chỉ đơn thuần là để lấy mật mà còn mang một ý nghĩa sâu xa hơn.

Ong ở trong vườn...

Câu chuyện xuất phát từ một sự kiện xảy ra vào cuối năm 2006. Thời điểm đó, các nhà nuôi ong khắp nước Mỹ và châu Âu hứng chịu một thảm họa chưa từng thấy: ong của họ chết dần. Hàng triệu con ong thợ biến mất - chúng bay đi mà không bao giờ quay lại, để mặc cho ong chúa lẫn ong non chết dần chết mòn. Khoảng 30% số lượng ong ở Mỹ đã không còn, tại một số bang con số này còn lên đến 80% và theo ước tính, 1/3 số lượng ong trên thế giới đã biến mất kể từ thời điểm này. Với những người trong ngành nuôi ong, họ gọi đây là chứng Colony Collapse Disorder (CCD - Rối loạn vỡ đàn). Khi ong chết dần với số lượng lớn, hồi chuông cảnh báo bắt đầu vang lên vì ong đóng vai trò thiết yếu trong quá trình nuôi trồng thực phẩm. Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, hơn 1/4 cây trái lương thực của Mỹ phải dựa vào ong để thụ phấn. Để khắc phục hậu quả này, Mỹ phải “nhập khẩu” ong từ khác nước khác như Úc và xu hướng nhập ong vào Mỹ vẫn đang tiếp diễn do lượng ong tại đây chưa ổn định. Trong khi đó, ở phía nam tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc do từng sử dụng thuốc diệt cỏ hạng nặng khiến những con ong thợ - nguồn lực thụ phấn thiết yếu của địa phương - đã tuyệt diệt, nên nông dân phải trả tiền nhân công để thụ phấn bằng tay, rất khó khăn và tốn kém.

Chính vì thế, trên thế giới hiện có hàng trăm khách sạn và khu nghỉ dưỡng lớn có xu hướng tận dụng môi trường sinh thái trong lành của khu nghỉ mát, khách sạn để nuôi ong. Và InterContinental Nha Trang khởi đầu chương trình nuôi ong tại khách sạn từ giữa năm 2014. Đây là đề xuất của đội ngũ ẩm thực về các hoạt động mang tính giáo dục và có tính hấp dẫn cao dành riêng cho du khách tại khách sạn. Được sự ủng hộ của ban giám đốc, sau 1 năm thử nghiệm, chương trình đã thành công hơn mong đợi và được sự ủng hộ của cộng đồng khách du lịch trong nước và quốc tế. Hiện nay, khách sạn dành hẳn một không gian riêng trong vườn để nuôi hơn 300.000 con ong mật. Nhà tổ ong được tạo ra từ các vật liệu gỗ và chia ngăn, mỗi ngăn có khoảng 7.000 con ong được các nhân viên và chuyên gia nuôi ong chăm sóc cẩn thận.

Và… trên bàn tiệc buffet

Mỗi ngày tại quầy bánh buffet sáng ở nhà hàng Cookbook Café - khách sạn InterContinental Nha Trang đều có trưng bày một tổ ong rất sống động. Các đầu bếp của khách sạn đều dùng mật ong làm nguyên liệu cho các món ăn và chế biến với các hương liệu tự nhiên khác như vanilla, dừa, quế,… tạo ra các lựa chọn thật hấp dẫn để khách dùng chung với bánh mì nướng hay pha vào thức uống. Điều này khiến thực khách vô cùng thích thú vì có thể vừa thưởng thức các món ăn, thức uống kèm với mật ong thơm ngon vừa được ngắm các chú ong chăm chỉ làm việc.

Ông Pascal Caubo - Giám đốc Khách sạn InterContinental Nha Trang chia sẻ: “Mối quan tâm hàng đầu của ngành du lịch khách sạn trong thiên niên kỷ này là trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ môi trường. Trong mọi hoạt động điều hành, chúng tôi luôn suy nghĩ các cách thức tiết kiệm điện năng, xử lý chất thải và hóa chất, hay tổ chức các chương trình giúp nâng cao nhận thức cho nhân viên và khách lưu trú . Vì thế việc nuôi ong lấy mật là một trong các giải pháp hoàn toàn hợp lý. Đây cũng là dấu ấn đầu tiên của một khách sạn cam kết bảo vệ không gian sống cho loài ong, đồng thời tạo ra sản phẩm mật ong thiên nhiên cho du khách tại Nha Trang”.

Hy vọng từ những bước khởi đầu của Khách sạn InterContinental Nha Trang, xu hướng này sẽ lan rộng đến các khách sạn, khu nghỉ dưỡng ở Nha Trang và nhờ có ong, thành phố Nha Trang sẽ có thêm nhiều hoa, trái ngọt lành.

THU AN

Các tin chăn nuôi khác:

31/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
26/12/2016
25/12/2016
25/12/2016
24/12/2016
24/12/2016
23/12/2016

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64

Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang