• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Phú Yên: Tập trung phòng bệnh cho đàn vịt

Nguồn tin: Báo Phú Yên, 05/03/2016
Ngày cập nhật: 7/3/2016

Người nuôi vịt tăng đàn để đón đồng - Ảnh: T.HƯƠNG

Dịch bệnh xảy ra trên đàn vịt trong thời gian qua khiến cho các hộ nuôi gia cầm, đặc biệt là nuôi vịt rất lo ngại. Hiện ngành chức năng và người chăn nuôi đang thực hiện nhiều biện pháp phòng dịch cho vật nuôi.

Theo Sở NN-PTNT, hiện tổng đàn gia cầm của tỉnh Phú Yên có hơn 3,2 triệu con, trong đó, đàn vịt có hơn 1,3 triệu con, riêng vịt đẻ có trên 712.000 con được nuôi tập trung ở các huyện Tuy An, Đông Hòa, Phú Hòa… Hiện nay, nhiều hộ chăn nuôi vịt đã tăng đàn để chuẩn bị vào mùa chạy đồng. Ông Huỳnh Văn Lũy ở xã Hòa Xuân Đông (huyện Đông Hòa), cho biết: Để kịp đón đồng, tôi đã đặt mua thêm 1.000 con vịt giống về nuôi kẹp với đàn vịt đẻ để cho chạy đồng trong mùa gặt sắp tới. Hiện đàn vịt đẻ nhà tôi có hơn 1.500 con đang cho trứng lai rai. Hơn một tháng nữa khi trà lúa chính của tỉnh bắt đầu gặt thì đàn vịt đẻ cũng vào mùa sinh sản cao điểm, còn vịt thịt thì vào kỳ phát triển. Lúc này cho vịt chạy đồng là lợi nhất vì giảm đáng kể chi phí thức ăn.

Còn theo ông Nguyễn Văn Toản ở xã An Thạch (huyện Tuy An), vụ này ông thuê được ba khu đồng với diện tích hơn 4ha ở địa phương để chuẩn bị vào mùa chăn vịt. Hiện đàn vịt đẻ nhà ông có 3.000 con, chủ yếu là giống vịt siêu trứng. Đàn vịt đã nuôi được 4 tháng, khoảng một tháng nữa là bắt đầu vào kỳ sinh sản, kịp lúc chạy đồng. Các mùa đồng trước, sau gần 2 tháng chạy đồng, lợi nhuận từ đàn vịt mang lại sẽ cao gấp đôi so với thời gian nuôi nhốt. Bình quân, tỉ lệ cho trứng của vịt nuôi nhốt cao nhất chỉ đạt 85%, trong khi đó, nếu cho chạy đồng, vịt sung sức nên tỉ lệ đẻ thường đạt từ 90 - 95%, trứng lại to hơn, có vỏ cứng và đỏ lòng, được thị trường ưa chuộng nên dễ tiêu thụ. Vì vậy, trước khi vào mùa gặt khoảng 1 tháng rưỡi, người chăn nuôi vịt thường tập trung tăng đàn mạnh để đón đồng đúng thời điểm, kiếm thêm lợi nhuận cho vụ nuôi.

Tuy nhiên, vừa qua, dịch bệnh xảy ra làm vịt bị chết khiến người nuôi vịt lo lắng. Bà Trần Thị Loan, một hộ nuôi nhốt vịt dọc bờ sông Ba, thuộc khu vực TP Tuy Hòa, cho hay: Cách đây gần 4 tháng gia đình tôi đã tăng đàn vịt đẻ lên gần 4.000 con để chuẩn bị cho mùa chạy đồng. Vừa rồi thấy vịt bị dịch bệnh chết, thả trắng sông làm cho gia đình tôi vô cùng lo lắng nên tôi đã mua vắc xin dịch tả vịt và tụ huyết trùng tiêm cho cả đàn. Đồng thời định kỳ 2 ngày tôi phun thuốc tiêu độc sát trùng chuồng nuôi và khu vực xung quanh. Theo bà Loan, đàn vịt nhà bà đã chuẩn bị vào vụ cho trứng, nếu tiếc tiền không tiêm vắc xin phòng bệnh thì nguy cơ dịch lây lan rất cao, thiệt hại sẽ càng nặng hơn.

Để khống chế dịch bệnh, hạn chế thiệt hại cho người nuôi, hiện các Trạm Thú y huyện, thị, thành phố đang tăng cường giám sát đàn vật nuôi. Ông Tống Văn Đường, Trưởng Trạm Thú y huyện Tuy An, cho biết: Trạm đang kiểm soát chặt việc mua bán, giết mổ và nhập con giống từ ngoài vào, đảm bảo không xảy ra tình trạng gia súc, gia cầm chưa được kiểm dịch đưa về địa phương. Đồng thời, trạm cũng phối hợp với các xã, thị trấn thường xuyên kiểm tra các địa điểm nuôi vịt tập trung như các bãi bồi ven sông, các kênh mương thủy lợi cặp đồng ruộng… hướng dẫn người nuôi cách phát hiện và điều trị một số loại bệnh thường gặp ở gia cầm.

Ông Nguyễn Văn Lâm, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y, cho hay: Tính đến ngày 1/3, toàn tỉnh có 28.300 con gà và 23.900 con vịt được tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm, chiếm tỉ lệ rất thấp trong tổng đàn gia cầm của tỉnh. Nguyên nhân vì người chăn nuôi chỉ mới chú trọng tiêm phòng cho đàn gia cầm đẻ, chưa tiêm phòng cho gia cầm thịt. Ngoài ra, hiện nay, người chăn nuôi cũng chưa quan tâm đến việc tiêm phòng một số loại vắc xin phòng bệnh khác cho gia cầm như dịch tả, tụ huyết trùng… mặc dù các loại bệnh này nếu lây nhiễm cũng gây nên thiệt hại lớn. Để khống chế dịch bệnh, hạn chế thiệt hại, người chăn nuôi cần quan tâm hơn nữa đến việc tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin theo quy định; đồng thời định kỳ thực hiện phun thuốc tiêu độc vệ sinh môi trường chăn nuôi, xử lý chất thải đúng quy định. Đặc biệt, khi vật nuôi bị bệnh chết cần báo ngay cho cơ quan thú y và không vứt xác vật nuôi bừa bãi ra môi trường.

SƠN CA

Các tin chăn nuôi khác:

31/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
26/12/2016
25/12/2016
25/12/2016
24/12/2016
24/12/2016
23/12/2016

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64

Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang