Nguồn tin: Đài PT-TH Sóc Trăng, 15/03/2016
Ngày cập nhật:
16/3/2016
Khô hạn và xâm nhập mặn gay gắt đã gây không ít khó khăn cho các hộ nuôi bò ở huyện Trần Đề (Sóc Trăng). Những cánh đồng cỏ úa, khiến nguồn thức ăn cho bò ngày càng khan hiếm. Hiện các hộ chăn nuôi sử dụng nguồn rơm rạ để làm thức ăn cho bò, nhưng rơm rạ cũng đang có giá khá cao.
Rơm nguồn thức ăn cho bò ngày càng khan hiếm.
Nhìn đồng cỏ vàng úa vì nhiễm mặn, ông Lâm Văn Són ở xã Viên An hết sức lo lắng về nguồn thức ăn cho 6 con bò sữa của gia đình. Trung bình 1 con bò sữa ăn hơn 30 kg cỏ/ngày, nhưng nay nguồn cỏ không còn nhiều, thức ăn cho bò không đảm bảo đã ảnh hưởng đến chất lượng và năng xuất sữa. Hiện ông Són cùng các hộ nuôi bò trong xã đang tích cực mua rơm rạ để dự trữ làm thức ăn cho bò, nhưng bây giờ loại phế phẩm nông nghiệp này cũng có giá khá cao. Ông Són cho biết: “Trước đây, sau khi thu hoạch lúa, rơm rạ bà con cho không để chăn nuôi, làm rẫy. Nhưng giờ mình có nhu cầu thì phải mua với giá 50.000 đồng/công và tính luôn chi phí công cuốn rơm và vận chuyển thì khoảng 300.000 đồng/công”.
Dù phải mua với giá khá cao nhưng các hộ nuôi bò vẫn lo sẽ thiếu nguồn rơm. Xã Viên An có trên 1.300 con bò sữa, hiện bà con đang cầm cự vì lượng cỏ rất ít và lượng rơm mua được cũng không nhiều, nhiều hộ còn không có điều kiện để mua rơm trữ cho bò ăn. Ông Thạch Văn mến, Bí thư Đảng ủy xã Viên An, cho biết: “Đối với bò sữa, mỗi ngày một con ăn từ 30 đến 40kg cỏ. Nhưng do bị hạn mặn và thiếu nước nên các ruộng cỏ trên địa bàn phát triển chậm, làm ảnh hưởng đến nguồn thức ăn cho bò và lượng sữa bò cũng giảm, ảnh hưởng đến thu nhập của hộ chăn nuôi rất nhiều”.
Thu mua rơm làm nguồn thứ ăn cho bò.
Hiện tổng đàn bò của huyện Trần Đề trên 7.430 con, trong đó trên 3.400 con bò sữa. Để cứu đói cho bò, nhiều hộ phải chấp nhận mua rơm với giá cao, tránh làm bò mất sức vì nếu để bò ốm thì thiệt hại càng nhiều hơn. Ngoài việc cho bò ăn rơm, bà con cũng tích cực kiếm lá cây, thân cây, trái cây hư dập… đem về cho bò ăn độn để đỡ tốn chi phí. Nhưng với bò sữa nếu nguồn thức ăn không đảm bảo trong thời gian dài sẽ làm bò bị mất sức, năng suất và chất lượng sữa cũng sẽ giảm. Theo ông Lưu Quốc Phong, Chủ tịch UBND xã Liêu Tú: “Với tình hình nắng hạn như hiện nay, nguồn thức ăn cho đàn bò sữa trên địa bàn không đủ đáp ứng cho nhu cầu chăn nuôi, nên bà con phải tăng cường thêm nguồn rơm, rạ để làm thức ăn cho bò. Hiện nay đã xuất hiện tình trạng mối lái thu gom rơm rạ để bán lại cho người nuôi bò, làm cho giá rơm rạ ở địa phương tăng cao và phải tranh thủ đặt mua mới có”.
Những cánh đồng úa vàng vì khô hạn, làm người trồng lúa màu lao đao, người chăn nuôi cũng vất vả vì phải tìm nguồn thức ăn thay thế cho đàn vật nuôi, có hộ phải mua rơm từ nơi khác về để cầm cự cho đàn bò ăn qua mùa khô, nhưng với tình hình hạn hán, xâm nhập mặn kéo dài, chắc chắn giá rơm sẽ còn tăng, người nuôi bò sẽ tiếp tục gặp khó./.
Chiêu Linh
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin chăn nuôi khác:
Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64
Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.