• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Tiềm năng nghề nuôi bò sữa tại gia ở Nghệ An

Nguồn tin: Báo Nghệ An, 28/03/2016
Ngày cập nhật: 29/3/2016

Nghề nuôi bò sữa quy mô nông hộ đang phát triển tại nhiều địa phương vùng miền núi, mang lại nguồn thu khá lớn cho người chăn nuôi, tuy nhiên đang tồn tại một số bất cập.¬

Tiền liền trao tay

Ở làng nuôi bò sữa Đồng Tiến - HTX bò sữa Đồng Tiến, xã Quỳnh Thắng (Quỳnh Lưu - Nghệ An), có những gia đình chỉ nuôi 2 - 4 con bò, nhưng cũng có hộ nuôi trên 10 - 14 con, tạo thành những trại bò trong làng. Theo bà Hoàng Thị Tình, một nông dân gắn bó với nghề nuôi bò sữa ngay từ những ngày đầu tiên của làng thì, quãng thời gian chăm sóc từ con bò giống đến khi cho ra sữa là cả một vấn đề đối với nông dân. Người nuôi phải rất kiên trì và tích cực áp dụng các quy chuẩn nhằm thu được nguồn sữa chất lượng. Mỗi ngày bà thu được tiền triệu từ bán sữa tươi.

HTX bò sữa Đồng Tiến hiện có 45 xã viên, riêng làng Đồng Tiến có 11 hộ nuôi. Tổng đàn bò sữa của HTX có 310 con, trong đó 113 con bò đã cho vắt sữa, với sản lượng gần 2.500 kg sữa/ngày. Người nuôi bò sữa ở đây có thuận lợi là tại gia đình ông Bùi Văn Vinh - Chủ nhiệm HTX, được Công ty sữa Vinamilk đầu tư lắp đặt bồn lạnh, bảo quản sữa. Mỗi ngày 2 lần, ông Vinh thu mua sữa cho xã viên, rồi bán nhập cho công ty. Sự phối hợp chặt chẽ giữa HTX và Công ty sữa Vinamilk lâu nay đã tạo thuận lợi cho bà con xã viên phát triển đàn bò sữa, tạo việc làm cho nông dân, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Trại bò sữa của gia đình ông Hồ Sỹ Điều.

Thị xã Thái Hòa là địa phương hiện có đàn bò sữa đã cho thu hoạch sữa nhiều nhất so với các huyện trong vùng, với 180/250 con. Người nuôi nhiều nhất là ông Hồ Sỹ Điều ở xóm 4, xã Nghĩa Tiến, với xuất phát điểm chỉ có 2 con bê giống, vừa làm vừa tích lũy kinh nghiệm và đầu tư mua thiết bị vắt sữa nên đến nay đàn bò cho sữa lên đến hàng chục con, tiền lãi hàng tháng ông thu được hàng chục triệu đồng. Thời gian tới, ông sẽ nhân đàn lên 100 con, khi đó ông sẽ đầu tư mua bồn lạnh bảo quản sữa, để thu mua sữa cho bà con trong vùng.

Theo ông Hồ Sỹ Điều, xóm 4, xã Nghĩa Tiến (thị xã Thái Hòa), nuôi bò cho sữa có “tiền liền tay” trong ngày, với giá thành hiện tại 14.000 đồng/kg sữa (loại 1) thì người nông dân có lời 50%. Điều này đã kích thích bà con nông dân đầu tư và tăng đàn bò sữa để phát triển kinh tế gia đình.

Ông Phan Thanh Hải - Trưởng phòng Kinh tế thị xã Thái Hòa, cho biết: Nông dân thị xã Thái Hòa nuôi bò sữa từ cách đây 10 năm. Từ đó đến nay, sự đồng hành giữa Công ty sữa Vinamilk và nông dân, giá sữa ổn định, nên người chăn nuôi bò sữa thu nhập khá cao. Hiện nay thị xã có 24 hộ chăn nuôi bò sữa, với tổng đàn khoảng 250 con.

Trên địa bàn huyện Tân Kỳ hiện có một số hộ đã đầu tư nuôi bò sữa quy mô lớn. Điển hình có ông Ngô Xuân Ngoạn, xã Nghĩa Đồng đầu tư hàng tỷ đồng xây dựng hệ thống chuồng trại chăn nuôi bò sữa hàng trăm con. Vừa nuôi vừa nhân đàn, hiện đàn bò sữa của gia đình ông đã có gần 50 con, trong đó đã có một số con cho sữa. Ngoài ra còn có nhiều hộ nuôi từ 5 - 7 con bò sữa, mỗi ngày thu về tiều triệu. Phong trào nuôi bò sữa ở Tân Kỳ đã phát triển đến một số xã: Nghĩa Hợp, Tân Phú, với tổng đàn gần 90 con bò. Địa phương đã thành lập HTX Chăn nuôi bò sữa Nghĩa Hợp, thu hút toàn bộ những hộ chăn nuôi bò sữa trên địa bàn huyện tham gia vào hội viên.

Giải quyết vấn đề môi trường và thức ăn

Nghề chăn nuôi bò sữa đang tồn tại một số khó khăn, đó là thiếu vốn đầu tư để mở rộng quy mô, nhất là với hộ mới nuôi; khó kiểm soát được chất lượng bò giống; trình độ kỹ thuật chăn nuôi còn hạn chế; đặc biệt là tình trạng ô nhiễm môi trường trong khu dân cư.

Làng nuôi bò sữa Đồng Tiến, xã Quỳnh Thắng, bên cạnh những trại bò đang cho vắt sữa là những hố, đống chất thải của bò hàng ngày, gây ô nhiễm môi trường.

Bà Hoàng Thị Tình xóm 7 Đồng Tiến, xã Quỳnh Thắng (Quỳnh Lưu) chăm sóc đàn bò sữa.

Lâu nay người chăn nuôi bò sữa xử lý chất thải bằng cách phổ biến nhất là đào một vài cái hố gần trại bò, phần nước bơm lên tưới cho các đám cỏ voi gần nhà, bã phân bán hoặc bón cho cây trồng. Hiện nay, thống kê sơ bộ tại các huyện Nghĩa Đàn, Quỳnh Lưu, Tân Kỳ và thị xã Thái Hòa đã có khoảng 800 con bò sữa. Sự hấp dẫn về kinh tế của con bò sữa hiện nay, khiến nhiều hộ dân đang có ý định đầu tư chăn nuôi trong thời gian tới. Do vậy chính quyền các cấp cần có giải pháp “dài hơi” cho con bò sữa.

Bên cạnh vấn đề môi trường, người chăn nuôi bò sữa còn thiếu nguồn thức ăn thô cho đàn bò, vì diện tích đất sản xuất của các hộ dân không nhiều, chủ yếu là tận dụng đất vườn, hoặc đất cao cưỡng. Theo chủ hộ Hoàng Thị Tình, gia đình có 12 con bò sữa, mỗi ngày ăn hết hàng tạ cỏ, trong khi gia đình tận dụng hết diện tích đất để trồng cỏ nhưng mới đáp ứng khoảng 50% lượng thức ăn, còn lại phải đi mua cỏ, thân cây ngô… khắp nơi. “Con bò là tài sản lớn của gia đình, do vậy dù khó đến mấy cũng tìm mua cho được thức ăn cho đàn bò”, bà Tình nói. Còn vấn đề ô nhiễm môi trường, bà Tình chia sẻ: Địa phương chưa quy hoạch vùng chăn nuôi bò sữa cho HTX thì bà con xã viên phải nuôi trong làng.

Ông Nguyễn Bá Thức - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Tân Kỳ cho rằng, để người dân có điều kiện chăn nuôi bò sữa đảm bảo, các địa phương cần quy hoạch vùng chăn nuôi bò sữa xa khu dân cư; Nhà nước cần có chính sách tạo thuận lợi cho bà con vay vốn đầu tư chăn nuôi bò, đặc biệt là những hộ mới nuôi; hỗ trợ phòng dịch bệnh, chuyển giao KHKT; đồng thời làm trung gian kết nối giữa doanh nghiệp với nông dân, nhằm tiêu thụ sản phẩm ổn định, tạo hành lang cho bà con yên tâm sản xuất.

Xuân Hoàng

Các tin chăn nuôi khác:

31/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
26/12/2016
25/12/2016
25/12/2016
24/12/2016
24/12/2016
23/12/2016

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64

Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang