• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Làm giàu từ nuôi gà

Nguồn tin: Báo Vĩnh Phúc, 06/04/2016
Ngày cập nhật: 10/4/2016

Về xã Chấn Hưng (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc), nói chuyện nuôi gà ai cũng nhắc đến ông Chu Văn Lương, chủ trang trại nuôi gà quy mô trên 1.000 con. Ông đang là một trong những hộ chăn nuôi gà Ai Cập đẻ lớn nhất làng và là người đầu tiên đưa giống gà này về nuôi, được nhiều người dân học tập, làm theo, để phát triển kinh tế và làm giàu từ nuôi gà.

Sinh năm 1960, xuất phát từ gia đình làm nông nghiệp nên từ nhỏ đã rèn luyện cho ông Lương đức tính cần cù, chịu khó, ham học hỏi có thêm kiến thức, kỹ thuật làm kinh tế. Trước đây, bên cạnh sản xuất nông nghiệp thuần túy, gia đình ông đã tìm cách chăn nuôi đủ thứ con như gà, lợn, bò... để kiếm sống. Tuy nhiên, qua thông tin, tìm hiểu trên đài, báo, nhận thấy nuôi gà đẻ có thể làm giàu nên ông bàn với gia đình, quyết định chọn chăn nuôi gà làm hướng phát triển kinh tế của gia đình. Qua giới thiệu của nhiều người ở các địa phương chăn nuôi gà có tiếng ông biết đến trại giống Thụy Phương, Từ Liêm ( thanh phố Hà Nội). Tại đây ông được tham quan, tư vấn về nhiều loại gà nhưng cuối cùng ông đã chọn giống gà Ai Cập về nuôi.

Ban đầu, do chưa có vốn cũng như kinh nghiệm về chăn nuôi gà Ai Cập nên ông chỉ nuôi với số lượng nhỏ 100 - 200 con/đàn. Vừa nuôi, vừa tích lũy kinh nghiệm, áp dụng những kiến thức đã học qua lớp tập huấn chăn nuôi do chính quyền địa phương tổ chức,ông nhận thấy, trứng gà Ai Cập quả không quá to, mỗi con cho sản lượng 200 - 220 quả/năm, có vỏ dày, màu trứng giống với trứng gà ta thả vườn;trứng nhiều lòng đỏ, ăn thơm và ngon, đượcnhiều người tiêu dùng lựa chọn.

Năm 2010, đánh dấu bước ngoặt chuyển từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi quy mô lớn của gia đình ông Chu Văn Lương. Cứ mỗi năm tổng đàn gà của gia đình ông lại tăng lên từ 100 con đến 200, đến nay đã phát triển trên nghìn con. Chăn nuôi quy mô lớn, kinh nghiệm phòng dịch chưa nhiều nên năm 2012 cùng một lúc hàng mấy trăm con gà chết vì dịch bệnh, lứa gà đó tuy bị lỗ nhưng đã cho ông một kinh nghiệm quý trong chăn nuôi.

Sau lần thất bại đó, ông đã tìm đến các trang trại lớn cũng như những người chăn nuôi giống gà này ở các vùng, làng gần xa để tìm hiểu quy trình phòng chống dịch bệnh cũng như học hỏi cách điều trị và đầu ra cho sản phẩm của gia đình mình. Ông Lương lại tiếp tục tái đầu tư cho chăn nuôi. Đề phòng đàn gà bị dịch bệnh , ông đã phải tạm gác việc đồng áng và dành nhiều thời gian theo dõi gà ăn, uống, xem gà phát triển bình thường hay có biểu hiện khác lạ để kịp thời xử lý. Qua nhiều năm tích lũy kinh nghiệm, giờ đây chỉ cần nhìn vào màu phân gà, lượng thức ăn tiêu thụ trong ngày của đàn gà ông có thể chuẩn đoán được dấu hiệu bệnh để phòng ngừa kịp thời.

Sau khi nắm chắc kỹ thuật chăn nuôi, ông đã mạnh dạn nâng quy mô chăn nuôi lên 2.000 con/lứa. Ông luôn chú trọng trong tất cả các khâu từ mua gà giống, quy trình chăn nuôi; đặc biệt là chọn cám phù hợp với đàn gà của gia đình. Ông chia sẻ: “Cùng là cám công nghiệp, nhưng mỗi hãng cám có ưu điểm riêng nên việc lựa chọn loại cám phù hợp với con gà của mình quyết định đến chất lượng thịt”. Ông Chu Văn Sáu, một thương lái buôn gà nổi tiếng trong vùng cho biết: Đàn gà của gia đình ông Lương rất đều con và lúc nào cũng nhất làng nên thương lái đến tận nhà thu mua. Ngoài ra, ông còn tìm cách giảm chi phí trong chăn nuôi và nâng cao chất lượng đầu ra cho sản phẩm bằng cách cho gà ăn thêm ngô, lúa và sắn trong mỗi giai đoạn phù hợp. Đối với chuồng trại, ôngcho rải một lớp trấu dày khoảng 20cm nhằm đảm bảo chuồng nuôi vừa khô ráo, sạch sẽ, hạn chế được dịch bệnh. Ngoài ra, ông Lương còn tự mày mò lắp đặt hệ thống làm mát cho đàn gà trong những ngày nắng, nóng.

Nhờ nuôi gà Ai Cập giúp gia đình ông ổn định thu nhập, mỗi năm, thu lãi hàng trăm triệu đồng; từ thu nhập đó ông lại mở rộng quy mô chăn nuôi. Một điều ấn tượng được người dân trong làng ca ngợi: Khi đến tìm hiểu, học tập kinh nghiệm chăn nuôi, ông Lương luôn nhiệt tình, hướng dẫn kỹ thuật cũng như chia sẻ kinh nghiệm lũy qua nhiều năm về phòng chống hay cách giải quyết khi dịch bệnh xảy ra đối với nuôi gà đẻ. Chính vì thế, đã nhiều bà con khắp nơi đến thăm quan, học tập, làm theo.

Phương Thanh

Các tin chăn nuôi khác:

31/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
26/12/2016
25/12/2016
25/12/2016
24/12/2016
24/12/2016
23/12/2016

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64

Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang