• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Người chăn nuôi khó nhận được hỗ trợ vì… thiếu chứng cứ

Nguồn tin: Báo Đồng Khởi, 11/04/2016
Ngày cập nhật: 12/4/2016

Ông Bùi Văn Dũng bên chuồng với số heo vẫn còn đang bị những triệu chứng giống hệt như heo đã chết trước đó.

Thời hạn chốt thống kê thiệt hại (dự kiến ngày 15-4-2016) để chính thức đề nghị Trung ương xem xét hỗ trợ đã đến rất gần, nhưng trên thực tế giữa cơ quan chức năng với chính quyền địa phương vẫn chưa thống nhất về thiệt hại trên lĩnh vực chăn nuôi heo. Nếu tình hình này kéo dài thêm nữa thì nhiều khả năng người chăn nuôi heo sẽ khó lòng nhận được hỗ trợ thiên tai từ chính sách.

Danh sách thống kê không đáng tin cậy

Ông Trần Quang Thái - Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và thú y khẳng định như thế vào sáng 7-4-2016. Bởi theo ông, danh sách này do huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre lập và báo lên chưa đủ 3 cơ sở để xem xét vào diện được hỗ trợ theo Luật Phòng chống thiên tai, đó là heo bị thiệt hại do mặn là cả chuồng phải bị ảnh hưởng đồng loạt (từ 80% trở lên) và heo chết vì tiêu chảy, giảm ăn, rối loạn tiêu hóa; nước đang sử dụng đo được tại thời điểm heo chết phải trên 4%o theo mức khuyến cáo; các biện pháp đã thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn mà không hiệu quả hoặc người chăn nuôi không còn khả năng thực hiện tiếp, đặc biệt là dấu hiệu của vật nuôi chết không mang dấu hiệu nào của bệnh khác gây ra.

“Các báo cáo của hội đồng thẩm định cấp xã (do chủ tịch UBND xã làm chủ tịch hội đồng, có sự chứng kiến của đại diện cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành) đều không thể hiện được các cơ sở trên. Ngoài ra, có nhiều hộ dân kê khai vào danh sách số lượng heo bị chết trước ngày công bố thiên tai (từ ngày 15-2-2016), trong khi luật quy định tính từ ngày công bố thiên tai. Hơn nữa, heo bị chết do mặn cũng có quá trình chứ không phải chết ngay lập tức - nghĩa là không loại trừ heo chết do nguyên nhân khác. Ví dụ, mấy hôm trước, người dân ở huyện Mỏ Cày Bắc trình báo heo chết do nước mặn nhưng khi đoàn thẩm định đến nơi xác định heo bị chết do sốt cao vì nhiễm khuẩn E.coli… Vì vậy, tốt hơn hết là khi heo bị bệnh hoặc chết, người dân phải báo cơ quan chức năng để được xem xét bằng chứng cụ thể, sau đó mới lập danh sách đề nghị hỗ trợ”, ông Thái nói.

Theo ông Thái, ngoài tập trung tuyên truyền thông qua các cơ quan thông tin đại chúng, Chi cục còn phân công cán bộ đến từng địa phương hướng dẫn cụ thể, rõ ràng về quy định thẩm định để người dân được xem xét hỗ trợ thiên tai. “Hội đồng thẩm định cấp xã đã không ngại chi phí công tác, đến từng hộ tuyên truyền, hướng dẫn nhưng tại các địa phương, người dân chưa làm tốt việc này. Mặc khác, người dân còn tâm lý lo ngại nên khi đàn heo nhà mình bệnh thì tìm cách tẩu tán ngay, không báo với chính quyền địa phương. Điều này gây khó khăn cho quá trình thẩm định khách quan, đúng luật của chúng tôi. Đến thời điểm này, các địa phương vẫn chưa có báo cáo đầy đủ để Chi cục tổng hợp”, ông Thái nói về những bất cập xảy ra ở địa phương trong công tác thẩm định.

Người chăn nuôi không màng tiền hỗ trợ

Xã Bình Khánh Đông có gần 900 con heo chết được UBND huyện Mỏ Cày Nam lập danh sách gửi lên Chi cục và bị từ chối xếp vào danh sách hỗ trợ. Chính quyền xã này cho biết, danh sách trên chỉ thống kê ở các hộ được thông báo ở 5/7 ấp của xã, chứ thực tế thì nhiều hơn.

Gia đình ông Bùi Văn Dũng, 40 tuổi, ấp Phú Đông Thượng, xã Bình Khánh Đông hiện chỉ còn nuôi 10 con heo nái và hơn 40 con heo con. Ông Dũng cho biết vừa kê khai với xã có 26 con heo chết (có 5 con heo nái) do uống phải nguồn nước nhiễm mặn. Hơn 40 con còn lại cũng bị đi ngoài phân lỏng - tình trạng giống hệt 26 con heo chết trước đó (mùng 5 Tết) được khai báo với chính quyền địa phương.

“Trước Tết Nguyên đán 2016, đàn heo nhà tôi nuôi có một số con đi ngoài phân sệt, lỏng và chán ăn. Để biết lý do, tôi nếm thử nguồn nước lấy từ mương vườn để cho heo ăn, uống thì tá hỏa: nước đã mặn đắng. Sau đó, đàn heo chết dần, đến mùng 5 Tết có tổng cộng 26 con, loại khoảng 30 - 40kg, chứ nếu tính đến thời điểm hiện tại thì nhà tôi có hơn 80 con (cả nái lẫn mẹ), hơn 40 con gà bị chết. Mọi nguồn nước cho heo ăn uống, tắm đều đã bị mặn nhưng cũng đành sử dụng vì không còn cách nào khác. Từ khi khoan giếng lấy được nước tầng nông thì đàn heo của tôi mới trụ lại được cho đến nay”, ông Dũng than thở.

Đàn heo của gia đình ông Bùi Văn Khen gần nhà ông Dũng cũng bị các triệu chứng tương tự và bị thiệt hại gần 30 con. “Dù biết là ăn uống nước mặn heo sẽ bị bệnh nhưng tìm đâu ra nước ngọt. Đổi nước ngọt với giá “cắt cổ” cho heo ăn uống thì đã đành, nhưng tắm bằng nước mặn, heo vẫn cứ uống bình thường, không cản được đâu”, ông Khen khẳng định.

Không chỉ có ông Dũng, ông Khen mà còn nhiều hộ nuôi heo bị thiệt hại ở xã Bình Khánh Đông và một số xã khác đều bày tỏ sự “không màng” tới chính sách hỗ trợ. Bởi theo họ, đàn heo bị chết vì hạn mặn là rõ ràng nhưng khi khai báo, làm thủ tục thì quá phức tạp…

Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mỏ Cày Nam, chỉ mới có 6 xã khai báo nhưng tổng số heo chết của huyện đã trên 1.200 con. Việc thống kê của đơn vị này được tiến hành thông qua phân loại rõ ràng lượng heo nào chết do thiếu nước sử dụng và các chứng bệnh khác…

Thiết nghĩ, hiện nay trong thẩm định để đưa vào danh sách heo có được hỗ trợ mà chỉ tính từ thời điểm công bố thiên tai liệu có bất cập? Trong khi đó, trên địa bàn tỉnh bị mặn xâm nhập với nồng độ quá cao thì ai cũng biết. Người chăn nuôi vốn đã và đang đối mặt với rất nhiều khó khăn. Rất mong ngành chức năng tìm được giải pháp có thể vận dụng linh hoạt vào tình hình thực tế, giúp người chăn nuôi vượt qua đợt hạn mặn khốc liệt này.

“Cái khó là luật chỉ ghi nếu nước mặn trên 1%o, heo sẽ bị ảnh hưởng sức khỏe chứ không nêu rõ độ mặn bao nhiêu thì heo sẽ bị chết và bằng những triệu chứng lâm sàng nào để theo dõi, thiết lập danh sách hỗ trợ. Tôi đã gửi văn bản lên Cục Chăn nuôi yêu cầu trả lời gấp để sớm làm sáng tỏ việc này”. (Ông Trần Quang Thái - Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và thú y)

Việt Phương

Các tin chăn nuôi khác:

31/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
26/12/2016
25/12/2016
25/12/2016
24/12/2016
24/12/2016
23/12/2016

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64

Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang