• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Lãi ít do thiếu liên kết

Nguồn tin: Báo Thừa Thiên Huế, 25/04/2016
Ngày cập nhật: 26/4/2016

Thời điểm tháng 4/2016, thị trường lợn con, lợn thịt được giá. Các trại lợn giống lớn nhỏ trên địa bàn hầu như không đủ con giống để cung cấp cho nhu cầu thị trường.

Một trong những nguyên nhân của việc khan hiếm lợn giống là các tỉnh lân cận như Quảng Bình, Hà Tĩnh, Quảng Nam phát triển chăn nuôi rất mạnh. Chẳng hạn như tỉnh Quảng Bình, chính quyền địa phương có chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi rất mạnh. Huyện Bố Trạch (Quảng Bình) hỗ trợ cả hệ thống xử lý chất thải đối với các trại chăn nuôi lớn, cùng với những chính sách về con giống, kỹ thuật… lên đến 4 tỷ đồng.

Đối với bà con nông dân làm ăn nhỏ lẻ, như các trại quy mô 20, 30 lợn nái, 100 lợn thịt rất cần công tác cập nhật kỹ thuật thường xuyên, sự tổ chức liên kết. Liên kết có rất nhiều cái lợi, ngoài chia sẻ kinh nghiệm còn có thể chia sẻ trong cung ứng văcxin, thức ăn để hạ giá thành, thậm chí là trong tiêu thụ sản phẩm. Một nguyên lý kinh tế là tiêu thụ càng nhiều hàng, các nhà cung ứng càng có những chính sách hậu mãi nhiều hơn. Ví dụ như về thức ăn, một hộ gia đình tiêu thụ 20 tấn có chế độ chiết khấu ít, thậm chí là không, nhưng 2 hộ liên kết tiêu thụ cỡ 50 tấn thì sẽ nhận được một chính sách chiết khấu của nhà cung cấp thức ăn cao hơn.

Một thực tế hiện tại là các hộ chăn nuôi chưa có sự liên kết này. Người dân có thể biết, nhưng không biết liên kết bằng cách nào?

Ở Quảng Bình có chuyện liên kết trong tiêu thụ sản phẩm rất hay. Ví dụ như chở lợn nhập cho Trung Quốc rất được giá từ năm ngoái đến nay. Nhưng muốn xuất thì phải số lượng lớn. Phải đủ 250 con lợn thịt cho một chuyến xe. Thế là người nuôi ở các trại liên kết với nhau, nuôi đồng lứa. Làm được điều này vừa bán được giá, vừa đạt doanh thu cao vì thị trường Trung Quốc thường nhập lợn thịt từ 1,2 - 1,3 tạ một con, trong khi thị trường nội địa phổ biến là từ dưới 1 tạ. Như vậy, các trại ở Thừa Thiên Huế đã quy mô nhỏ, lại không liên kết được với nhau nên không đưa quy mô chăn nuôi lên cao được. Thế là trại nào cũng thiệt: phải chấp nhận mua giá thức ăn sau đại lý cấp I, thậm chí là cấp 2, 3. Thuốc thú y cũng vậy. Ngược lại ở đầu ra, không thể bán lợn đạt doanh thu cao, theo đó lợi nhuận cũng thấp hơn.

Nói như thế để thấy rằng đặt vấn đề liên kết trong chăn nuôi là quan trọng để tăng quy mô chăn nuôi, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận. Điều này từng hộ nông dân không làm được, nói chính xác là chưa làm được. Chính vì vậy, rất cần một trung gian tổ chức cho người nông dân liên kết. Về mặt chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi, chính quyền các cấp nên làm. Còn việc tổ chức liên kết nên giao cho Hiệp hội Chăn nuôi chẳng hạn. Nơi nào chưa có hội chăn nuôi thì nên thành lập để làm việc này. Để hội tồn tại, hiệp hội phải có quy chế, nội dung hoạt động rõ ràng. Ban đầu chính quyền có thể hỗ trợ kinh phí để hội tồn tại, sau đó tiến tới các cơ sở chăn nuôi đóng góp phần lợi nhuận thu được từ sự tổ chức của Hiệp hội chăn nuôi đưa lại. Điều này không khó để tính toán. Ví dụ như quy mô tiêu thụ thức ăn 100 tấn/năm, các công ty cung cấp thức ăn mới có chế độ chiết khấu, chẳng hạn như 4%. Nếu 5 cơ sở chăn nuôi, mỗi cơ sở tiêu thụ 20 tấn sẽ không hưởng được chính sách này nhưng 5 cơ sở liên kết lại thì sẽ hưởng được chính sách nêu trên. Các cơ sở chăn nuôi sẽ trích một tỷ lệ nào đó từ việc hưởng được giá rẻ nói trên để hiệp hội có kinh phí hoạt động.

Nguyên Lê

Các tin chăn nuôi khác:

31/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
26/12/2016
25/12/2016
25/12/2016
24/12/2016
24/12/2016
23/12/2016

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64

Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang