• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Xuất khẩu chim cút qua đường tiểu ngạch đầy rủi ro

Nguồn tin: Nông Nghiệp VN, 05/05/2016
Ngày cập nhật: 6/5/2016

Tiềm năng kinh tế lớn, thị trường Campuchia sẵn sàng nhập hàng với giá cao, tưởng chừng con chim cút sẽ rộng cửa xuất khẩu. Tuy nhiên, hiện việc xuất khẩu chim cút đều phải qua đường tiểu ngạch đầy rủi ro…

Hiện việc xuất khẩu chim cút đều phải qua đường tiểu ngạch đầy rủi ro

Tỉnh Đồng Nai đang có đàn chim cút lớn nhất nước với tổng đàn ước khoảng 8 triệu con, tập trung nhiều nhất là ở 2 huyện Trảng Bom và Thống Nhất.

Chim cút chủ yếu được chăn nuôi tập trung, với số lượng dao động từ 10.000 – 50.000 con ở các trang trại nhỏ; các trang trại lớn có tổng đàn dao động từ 100.000 – 200.000 con. Sự phát triển nhanh chóng của các trang trại, hộ chăn nuôi chim cút trên địa bàn tỉnh này cho thấy hiệu quả kinh tế do chim cút mang lại khá lớn.

Là một trong số trang trại chim cút lớn ở Đồng Nai, anh Phạm Văn Thịnh, chủ trại cút Hưng Thịnh (phường Hố Nai 1, Biên Hòa) cho biết: “Với chi phí đầu tư thấp, thời gian xuất chuồng nhanh, rủi ro do dịch bệnh thấp hơn nuôi gà, chim cút đang trở thành nguồn thu nhập cao và ổn định cho bà con nông dân”.

Theo anh Thịnh, không như nuôi gà, chim cút nuôi thịt cứ 3 tháng là có thể xuất một lứa, trọng lượng từ 8 – 9 con/kg, giá dao động từ 20.000 – 30.000 đồng/kg cút thịt.

Đối với cút trứng, các trại nhỏ xuất bán khoảng 10.000 – 50.000 trứng/ngày. Riêng trang trại lớn như của anh Thịnh có thể bán tới 500.000 trứng/ngày.

Về hiệu quả kinh tế, toàn bộ những gì liên quan đến chim cút đều có thể… sinh tiền: lông cút sau khi sơ chế được mua với giá cao, các chất thải từ cút cũng được mua sử dụng làm phân bón cho cây trồng, hay nguồn thức ăn tươi cho cá, các hộ nuôi chim cút bán trứng còn có thêm nguồn thu nhập từ cút mái dạt (cút mái sau khi đã quá tuổi cho trứng sẽ được bán thanh lý)...

Thuận lợi hơn, cút mái dạt được thị trường Campuchia rất ưa chuộng, sẵn sàng mua với giá cao do chất lượng thịt ngon, ngọt.

Theo tính toán của ông Phạm Lăng Dũng, đơn vị chuyên thu mua, xuất khẩu chim cút ở Đồng Nai, tỷ lệ cút mái dạt bán ở trong nước chỉ chiếm chừng 1%, còn 99% là xuất khẩu qua Campuchia.

Tuy nhiên, ông Dũng cũng trần tình: “Hầu hết chim cút mái dạt xuất khẩu đều đi qua con đường tiểu ngạch, không giấy tờ, vì không đi được đường chính ngạch.

Dù cho chúng tôi đã cố gắng xin cấp giấy, làm đúng toàn bộ các khâu từ kiểm dịch trước khi xuất chuồng, xét nghiệm an toàn dịch bệnh, vẫn không có giấy thông hành để xuất khẩu”.

Chim cút xuất khẩu rất có tiềm năng nhưng đang gặp khó về mặt thủ tục pháp lý

Giải thích về điều này, ông Dũng cho biết: “Chim cút muốn xuất khẩu theo con đường chính ngạch phải được chế biến, tức phải moi ruột, loại bỏ bộ lòng sạch sẽ mới được cấp giấy kiểm dịch.

Trớ trêu thay, thị trường chính của chim cút mái dạt ở Campuchia lại yêu cầu các đơn vị Việt Nam khi xuất khẩu qua đây phải để nguyên con, chỉ qua sơ chế, giữ nguyên bộ lòng.

Điều này không phải là do đơn vị thu mua chim cút ở Campuchia làm khó, mà đặc tính văn hóa của người Campuchia như vậy. Bên họ chỉ sử dụng chim cút nguyên con về tự chế biến chứ tuyệt đối không chấp nhận nhập chim cút đã bỏ bộ lòng.

Điều này vô tình trở thành rào cản vô cùng lớn suốt nhiều năm nay, khiến một số đơn vị xuất khẩu không thể đi bằng con đường chính ngạch, mà phải vận chuyển theo hướng tiểu ngạch. Không giấy phép, nhiều lô hàng trị giá hàng trăm triệu đồng của những đơn vị này đã bị bắt và tiêu hủy. Thành thử, nhiều đơn vị xuất khẩu không còn mạnh dạn đưa hàng qua Campuchia với số lượng lớn như trước nữa, mà chỉ dè dặt đi nhỏ lẻ với số lượng hạn chế. “

Điều mà những nhà xuất khẩu như chúng tôi cần là mong muốn con chim cút có một cơ chế chính sách phù hợp để đàng hoàng xuất khẩu qua thị trường Campuchia.

Hơn ai hết, chúng tôi tha thiết mong muốn được tạo điều kiện xuất khẩu qua con đường chính ngạch, vừa có thể đáp ứng số lượng tối đa nước bạn yêu cầu, lại vừa đảm bảo đúng pháp luật”, ông Dũng kiến nghị.

Cần tháo gỡ cho người nuôi cút XK

Theo PGS.TS Lã Văn Kính – Phó Viện trưởng Viện Chăn nuôi, Giám đốc Phân Viện chăn nuôi Nam bộ: Trong công bố số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam, thường không có số liệu về chim cút. Mặc dù vậy, trong công tác quản lý thì có thấy Chi cục Thú y của một số tỉnh nêu số liệu này.

PGS.TS Lã Văn Kính

Theo ước tính bằng phép suy luận từ lượng thức ăn thì tổng đàn chim cút của cả nước ước khoảng trên 20 triệu con. Đồng Nai là tỉnh được cho là nuôi chim cút nhiều nhất nước với số lượng ước khoảng 8 triệu con, tập trung ở 2 huyện Trảng Bom và Thống Nhất.

Chim cút được nuôi khá tập trung trong trang trại và rất ít thấy ở chăn nuôi nhỏ lẻ, quy mô gia đình. Có lẽ do đặc điểm của chim cút là nhỏ, khó nuôi, năng suất cao nhưng dễ mắc bệnh nên không phải ai cũng nuôi được.

Các trang trại chăn nuôi chim cút có xu hướng ngày càng lớn, thông thường quy mô nhỏ cũng 10.000 - 20.000 con, quy mô lớn đạt trên 200.000 con/trại.

Theo thông tin được biết, một số công ty Nhật Bản có nhu cầu nhập khẩu trứng cút, họ đã sang khảo sát và đặt hàng sản xuất nhưng chất lượng trứng của ta chưa đạt yêu cầu về độ đồng đều, về hình dáng và màu sắc vỏ trứng.

Điều này nói lên rằng chim cút có thị trường rất tiềm năng ở Nhật và việc khắc phục các hạn chế này không khó nếu được nhà nước đầu tư nghiên cứu.

Thị trường xuất khẩu thứ hai mà ta đang có là Campuchia. Người dân Campuchia rất thích ăn thịt chim cút loại thải sau khi đẻ vì thịt dai và còn có buồng trứng.

Tuy nhiên, người Campuchia lại không muốn mua chim cút sống để tự giết thịt mà muốn mua chim cút đã được giết, làm sạch lông nhưng không mổ mà để nguyên con. Đây là yêu cầu khó về mặt thú y vì thông thường thịt động vật nguyên con hoặc bộ đồ lòng phải được làm sạch trước khi xuất khẩu.

Do quy định như vậy nên cơ quan thú y không thể cấp giấy kiểm dịch động vật xuất khẩu. Do có cung thì có cầu. Một số thương lái đã lách luật, chỉ kiểm dịch cút sống, giết và làm sạch lông, ướp lạnh cút và xuất khẩu không chính thức qua đường biên giới. Bản thân thương lái này rất muốn làm đúng nhưng không biết giải quyết việc này ra sao nên phải làm chui và vừa làm vừa sợ!

Hiện nay, sản phẩm của chăn nuôi nước ta chủ yếu phục vụ cho nhu cầu trong nước mà hầu như chưa xuất khẩu được, ngoại trừ việc xuất khẩu heo sống qua biên giới Trung Quốc. Việc xuất khẩu chim cút là một đốm lửa cần được tiếp sức.

Đồng thời, cơ quan thú y cần nghiên cứu bàn bạc với nước bạn về giải pháp tháo gỡ giúp cho con chim cút có cơ hội xuất khẩu chính ngạch.

NGÔ TRƯỜNG-LONG GIANG

Các tin chăn nuôi khác:

31/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
26/12/2016
25/12/2016
25/12/2016
24/12/2016
24/12/2016
23/12/2016

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64

Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang