• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

"Bão” thực phẩm bẩn "bủa vây" trang trại sạch

Nguồn tin: Dân Việt, 22/05/2016
Ngày cập nhật: 23/5/2016

Nuôi con đặc sản song vẫn tắc đầu ra và bây giờ đến lượt trang trại “sạch” khốn đốn vì chất cấm, thực phẩm bẩn. Thực trạng này khiến người chăn nuôi như đang lạc vào “ma trận”, mất phương hướng, thậm chí nhiều trang trại bị thiệt hại nặng… do những thông tin “bẩn” gây nên.

Nuôi con đặc sản vẫn khó trụ

Những năm 2009 – 2010, phong trào nuôi con đặc sản (nhím, trĩ, dúi, lợn rừng…) phát triển mạnh ở nhiều địa phương. Thời kỳ đỉnh cao, mỗi đôi nhím giống có giá tới 25 triệu đồng. Khi đó, nhiều người nghĩ họ sẽ làm giàu từ những con đặc sản này. Nhưng chỉ vài năm sau, kết quả mà họ nhận được là… thua lỗ. Nhiều hộ chỉ nuôi 5 – 6 đôi nhím, nhưng khoản lỗ lên đến cả trăm triệu đồng. Và khi lỗ rồi, họ mới nhận ra rằng, lỗ là phải. Làm sao tránh khỏi lỗ khi ai ai cũng chỉ nuôi nhím bán giống, mà không phải bán thịt thương phẩm.

Anh Nguyễn Thành Trung, thôn Lý, xã Ngọc Lý (Tân Yên, Bắc Giang) cho biết, dù anh nuôi lợn sạch 100%, nhưng vẫn bị vạ lây từ thông tin chất cấm, thực phẩm bẩn. Ảnh: Việt Tùng

Về vấn đề này, TS.Võ Văn Sự - Chủ tịch Hiệp hội Bảo tồn Động vật quý hiếm Việt Nam cho rằng, phát triển chăn nuôi con đặc sản là một định hướng đúng, song do người dân chưa chọn đúng con đặc sản tiềm năng, chưa nghiên cứu thị trường, chăn nuôi theo phong trào dẫn đến thua lỗ. “Trên thực tế, về lâu dài, con đặc sản sẽ có chỗ đứng, bởi người dân ngày càng hướng đến ăn ngon, sạch, an toàn” – TS. Sự cho hay.

Con đặc sản tiềm năng là thế, song trên thực tế khi chăn nuôi, người dân cũng đang gặp rất nhiều khó khăn, do tác động từ nhiều yếu tố khác nhau. Cách đây 3 năm, anh Hồ Việt Hoa ở thôn Đỉnh, xã Liên Sơn (Tân Yên, Bắc Giang) là một trong những người đi đầu trong việc nuôi con đặc sản ở địa phương. Anh Hoa chọn nhím và chim trĩ. Lúc đầu anh đầu tư 8 đôi nhím và 15 đôi chim trĩ. Có thời điểm trang trại của anh có tới 30 đôi nhím và hàng chục đôi chim trĩ. Nhưng chỉ sau hơn một năm anh phải “bán xới” và chịu lỗ hơn 100 triệu đồng vì nhím tụt giá thê thảm từ 15 triệu đồng/đôi, xuống còn 2 – 3 triệu đồng/đôi. Còn trĩ cũng chỉ bán lác đác được vài đôi giống, riêng chim trĩ thịt rất ít người mua bởi giá quá cao (350.000 đồng/kg).

Khác với anh Hoa, anh Nguyễn Thành Trung, thôn Lý, xã Ngọc Lý (Tân Yên, Bắc Giang) lại chọn nuôi lợn rừng. Sở dĩ anh Trung chọn lợn rừng bởi đây là giống lợn khỏe, ít bệnh tật, có chất lượng thịt tốt. “Những tưởng công việc chăn nuôi, tiêu thụ của mình sẽ thuận lợi, nhưng mọi việc không đơn giản như vậy. Năm 2013, trên thị trường rộ lên vấn đề chất cấm, chất tạo nạc. Dù tôi nuôi lợn rừng bán hoang dã, thức ăn chính là rau, cỏ và cám gạo, ngô, nhưng tôi vẫn bị vạ lây. Khổ nỗi thịt lợn rừng bao giờ cũng rất nạc và có màu đỏ thẫm, nên nhiều người bán tín, bán nghi lợn rừng cho ăn chất tạo nạo, khiến một thời gian dài giá lợn tụt giảm thê thảm, lượng tiêu thụ chậm” – anh Trung chia sẻ.

Khốn đốn vì chất cấm,thực phẩm “bẩn”

Những ngày gần đây, phong trào chống, tẩy chay thực phẩm “bẩn”, chất cấm trong chăn nuôi đang lan tỏa rầm rộ trên các phương tiện thông tin đại chúng. Mọi người đều biết, việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi và tiêu thụ thực phẩm “bẩn” sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng và xa hơn là chất lượng nòi giống. Song ở một khía cạnh khác, thông tin về chất cấm, thực phẩn bẩn đã và đang ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, kinh tế của những người chăn nuôi chân chính, chăn nuôi sạch.

Không chỉ nuôi con đặc sản là gà Móng (giống gà quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam), trang trại của ông Nguyễn Văn Thắm ở xã Tiền Phong (Duy Tiên, Hà Nam) còn được nuôi theo mô hình sạch, tức sạch từ con giống đến thức ăn, môi trường và dịch bệnh. Ông Thắm cho biết, năm 2010 giống gà Móng đã được đưa vào danh mục “Sách đỏ” cần bảo vệ và ông là một trong những người đầu tiên gây dựng và bảo tồn giống gà quý hiếm này. Hiện nay gà Móng đã thoát ra khỏi tình trạng nguy cấp nên được nhiều người chăn nuôi, mua bán làm thương phẩm.

Theo ông Thắm, trung bình gà Móng thương phẩm có giá từ 150.000 – 180.000 đồng/kg, thời điểm lễ tết có thể lên đến 230.000 đồng/kg. Gà giống cũng có giá khoảng 18.000 - 25.000 đồng/con. Tuy nhiên, hồi cuối năm 2014 và gần đây khi thông tin về chất cấm vàng ô được một số chủ trang trại sử dụng để giúp gà có mẫu mã đẹp hơn, da vàng đều hơn đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến trang trại gà của ông. Ông Thắm chia sẻ: “Người tiêu dùng nghi ngờ sự thành thật của người chăn nuôi, cả chăn nuôi công nghiệp lẫn chăn nuôi sạch và đương nhiên tôi cũng bị chịu trận lây. Họ hoài nghi rằng vì lợi nhuận, các trang trại sẽ sử dụng chất cấm, nhưng họ đâu biết rằng, nếu tôi sử dụng chất cấm, gà của tôi sẽ không còn là đặc sản nữa. Nhưng nói ai nghe, ai tin? Họ sợ chất cấm và không ăn thịt gà nữa, dẫn đến giá gà tụt dốc. Có lúc tôi phải bán gà với giá 80.000 – 90.000 đồng/kg, chưa bằng một nửa lúc giá cao”.

Ngoài thiệt hại trực tiếp do chất cấm, thực phẩm “bẩn” gây nên như giá cả giảm, lượng cung giảm, người chăn nuôi như ông Thắm còn bị thiệt hại về thương hiệu, tâm lý, ảnh hưởng tới danh dự của mình. “Người ta vẫn hay nói, ai làm người ấy chịu, nhưng vấn đề chất cấm, thực phẩm “bẩn” chỉ một số người làm nhưng cả xã hội phải chịu” – ông Thắm bức xúc.

Tương tự, ông Đào Xuân Hải, xã Kim Long (Tam Dương, Vĩnh Phúc) người đang nuôi tới gần 100.000 con gà đẻ trứng giống Ai Cập và hàng nghìn con gà thịt theo mô hình kép kín cũng đang phải gánh chịu những thiệt hại nặng nề do thông tin về chất cấm và thực phẩm bẩn gây ra. Ông Hải cho biết, ông chuyên nuôi gà đẻ trứng rồi ấp bán giống cho người dân.

“Về quy trình, gà của tôi được nuôi sạch gần như 100%, bởi vì giống tôi tự sản xuất, thức ăn tự phối trộn và không sử dụng chất cấm. Nhưng vì một số trang trại sử dụng chất cấm mà tôi cũng bị ảnh hưởng theo. Nếu trước đây mỗi tháng tôi xuất bán hàng chục vạn gà giống, thì nay chỉ xuất được vài vạn con. Nguyên nhân do sợ chất cấm, nhiều người tẩy chay thịt gà, dẫn đến giá gà thịt rẻ. Không có đầu ra, nhiều hộ bỏ chuồng hoặc nuôi cầm chừng. Điều đó cho thấy hậu quả mà chất cấm, thực phẩm bẩn gây ra là rất nặng nề” – ông Hải phân tích.

Theo ông Hải, để ngăn chặn việc người dân sử dụng chất cấm trong chăn nuôi và tiêu thụ thực phẩm bẩn, nhà nước cần có chế tài đủ mạnh. “Cần cấm việc sử dụng chất cấm như đối với việc sử dụng, vận chuyển, buôn bán ma túy thì việc khống chế, ngăn chặn chất chấm mới có hiệu quả” – ông Hải nhận định.

“Người ta vẫn hay nói, ai làm người ấy chịu, nhưng vấn đề chất cấm, thực phẩm “bẩn” chỉ một số người làm nhưng cả xã hội phải chịu”. (Ông Nguyễn Văn Thắm)

Việt Tùng (Trang Trại Việt)

Các tin chăn nuôi khác:

31/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
26/12/2016
25/12/2016
25/12/2016
24/12/2016
24/12/2016
23/12/2016

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64

Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang