Nguồn tin: Báo Nghệ An, 17/06/2016
Ngày cập nhật:
20/6/2016
Quế Phong nổi tiếng với đặc sản vịt bầu. Do nuôi trong môi trường tự nhiên ít được bà con chú ý phòng, chống bệnh nên thường hay bị dịch bệnh và phát triển chậm. Trước tình hình đó, xã Cắm Muộn giao tổ chức hội phụ nữ xã xây dựng mô hình bảo tồn phát triển giống vịt bầu và nay đã có 450 hộ nuôi thu nhập tiền tỷ.
Vịt bầu trở thành đối tượng nuôi chủ lực của các gia đình ở Cắm Muộn.
Để mô hình thành công, Hội phụ nữ chọn gia đình bà Lô Thị Viết, một trong những hộ có nguồn lao động nhàn rỗi, có không gian thích hợp để nuôi vịt. Tuy nhiên do số lượng giống vịt bầu trong xã không còn nhiều. Bà Viết đã cùng chồng lặn lội để tìm gom từng quả trứng về cho gà ấp.
Những con vịt đầu tiên nở ra được gia đình bà Viết chăm sóc cẩn thậm, ngày một lớn nhanh. Để đáp ứng nhu cầu nuôi, Hội phụ nữ xã xin cấp trên hỗ trợ một máy ấp trứng và 5 triệu đồng để giúp gia đình sản xuất hàng hóa.
Bà Lô Thị Viết, bản Na Cho, xã cắm Muộn cho biết thêm: Cũng từ sự hỗ trợ của nhà nước và mong muốn bảo tồn giống vịt bầu địa phương, nhà tôi nhân giống và nuôi thành công giống vịt này. Nay mỗi năm tôi nuôi 3 lứa, mỗi lứa 500 con, bán ra thị trường được 120 triệu đồng/ năm.
Vịt bầu thả ở suối ăn cá nhỏ và tép nên thịt săn chắc
Vịt bầu trưởng thành có khối lượng từ 1,6 đến 2 kg, Vịt bắt đầu đẻ lúc 162 đến 168 ngày tuổi. Tỷ lệ ấp nở đạt 80%; Sản lượng trứng/mái/34 tuần đẻ đạt 122 đến 124 quả. Chúng giỏi kiếm thức ăn ở các khe suối, đồng ruộng. Vịt Bầu thơm ngon, vị ngọt do được nuôi theo hình thức thả rông. Thức ăn chủ yếu là cá, tép dưới khe suối. Bên cạnh đó giá 1kg hơi là 120 ngàn đồng, trong khi vịt cỏ chỉ từ 50 - 70 ngàn đồng/1kg mà chi phí đầu tư ngang nhau.
Thấy bà Viết nuôi được và tích góp được nhiều tài sản trong nhà, nhiều chị em phụ nữ trong xã như Vi Thị Dần, bản Na Cho, chị Lữ Thị Huyền bản Mòng 3 cũng nuôi theo.
Cách phòng bệnh cho Vịt này cũng dễ, nếu thời tiết thay đổi, vịt đi ngoài phân trắng chỉ cần lấy ít lá ổi và một nắm lá Bớp Bớp nấu lên cho uống thay nước sẽ khỏi.
Theo thống kê của Hội phụ nữ, trong xã cắm Muộn có hơn 450 hộ dân nuôi vịt bầu nhỏ lẻ, 80 hộ nuôi vịt bán thương phẩm, giá trị kinh tế từ vịt bầu mang lại cho người dân toàn xã Căm Muộn lên đến tiền tỷ. Nguồn lợi này đã góp phần rất lớn trong việc xóa đói giảm nghèo ở địa phương.
Không chỉ có xã cắm Muộn nuôi thành công vịt bầu, các xã như Quang Phong, Tiền Phong, Tri Lễ, Châu Kim cũng đã triển khai mô hình nuôi vịt bầu cung cấp cho nhà hàng ở Quế Phong như: Lượng Thực, Ngọ Hiếu, Thu Đồng..
Ông Lô Văn Tùng, Phó Chủ tịch xã Cắm Muộn cho biết thêm: Mô hình vịt bầu của hội phụ nữ xã Cắm Muộn đã thực sự đem lại hiệu quả kinh tế cao. Nay nhiều tổ chức Hội như: Cựu chiến Binh, Nông Dân, Thanh Niên cũng tham gia học tập và nuôi theo. Vịt bầu đã góp phần giảm nghèo cho người dân trong xã từ 2 - 3% năm.
Vịt bầu là loại thủy cầm có đặc điểm mình to chân thấp, cổ ngắn, thịt thơm, ngọt, béo mà không ngấy.. được người tiêu dùng ưa chuộng.
Vân Thanh
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin chăn nuôi khác:
Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64
Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.