Nguồn tin: Báo Hải Phòng, 17/06/2016
Ngày cập nhật:
20/6/2016
Qua 5 năm (2011 – 2015), triển khai giai đoạn 1 dự án LIPSAP, trên địa bàn Hải Phòng hình thành 4 vùng GAHP tại Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, Kiến Thụy, An Dương với sự tham gia của 78 nhóm GAHP và 1600 hộ chăn nuôi. Các hộ sản xuất tham gia dự án áp dụng tốt quy trình sản xuất hướng tới “3 cùng” (cùng chung đầu vào, đầu ra và kỹ thuật), hiệu quả kinh tế thu được khá cao.
Khẳng định kết quả bước đầu
Theo đánh giá của Ban quản lý dự án LIPSAP Hải Phòng, hiệu quả ứng dụng quy trình sản xuất ở vùng GAHP đã rút ngắn thời gian chăn nuôi lợn từ 135 ngày còn 125 ngày; nuôi gà thịt từ 120 ngày còn 95 ngày. Từ đó tăng 10% quy mô đàn lợn thịt tại các địa phương; tăng 20% quy mô đàn gà thả vườn từ 200 con – 2000 con. Tỷ lệ đàn gà, lợn bị rủi ro trong sản xuất giảm 3- 5% so với chăn nuôi thông thường. Tổng sản lượng thịt gia súc, gia cầm tăng 2,4%, sản lượng trứng tăng 3%. Trung bình thu nhập hộ nuôi lợn đạt 50 triệu đồng/năm, nuôi gà đạt 75 triệu đồng/năm; hiệu quả chăn nuôi của các hộ tăng từ 15 - 20%. Với kết quả này, giai đoạn 2 dự án, dự kiến từ năm 2016 – 2018 nhân rộng các vùng chăn nuôi sang các địa phương khác, mở rộng các hộ chăn nuôi theo quy trình GAHP từ 2000 – 3000 hộ.
Hộ chăn nuôi gia cầm theo quy trình Gahp ở huyện An Dương.
Tại các vùng chăn nuôi theo quy trình GAHP, người sản xuất tiết kiệm được chi phí đầu vào. Trước thực tế hiện trên thị trường có khá nhiều cơ sở cung cấp thức ăn chăn nuôi với nhiều nhãn mác, chất lượng, thành phần khác nhau, người chăn nuôi khó nắm bắt rõ sản phẩm nào chất lượng, bà Đồng Thị Doanh, Chủ nhiệm HTX chăn nuôi và dịch vụ Thái Sơn (huyện Kiến Thụy) giới thiệu: tham gia nhóm GAHP, các hộ thành viên tìm hiểu một số công ty có uy tín, liên kết để cùng mua sản phẩm, vừa được chiết khấu giá rẻ hơn, đồng thời bảo đảm chất lượng. Theo đó, các hộ chăn nuôi ký được hợp đồng cung ứng thức ăn chăn nuôi trực tiếp với giả rẻ hơn bình thường từ 20 – 25 nghìn dồng/kg. Nhờ vậy, mỗi hộ chăn nuôi có thể tiết kiệm được từ 30 – 50 triệu đồng/năm.
Tại một số vùng GAHP ở các huyện Kiến Thụy, An Dương, Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, hộ chăn nuôi tích cực học hỏi, áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Ở xã Vĩnh An (Vĩnh Bảo), Để Xuyên (Tiên Lãng), các hộ chăn nuôi nâng cấp chuồng trại khang trang, sạch sẽ, đầu tư các loại quạt thông gió, máng ăn tự động... Hàng tháng, các hộ tổ chức thảo luận, đánh giá hiệu quả ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi, từ đó rút kinh nghiệm và khuyến khích các hộ khác làm theo. Ông Nguyễn Văn Tiếp ở thôn Để Xuyên, xã Đại Thắng (Tiên Lãng) cho biết, các hộ chăn nuôi theo quy trình GAHP ở địa phương tích cực tìm hiểu thị trường, tự tìm đến các Công ty cung cấp giống có uy tín như Công ty giống lợn Bình Dương, giống lợn CP, gia cầm Lượng Huệ để chọn mua con giống, ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, liên kết chuỗi an toàn thực phẩm.
Đẩy mạnh hỗ trợ giám sát chất lượng vật tư, xử lý chất thải
Kết quả bước đầu trong triển khai giai đoạn 1 của dự án là khá rõ, tuy nhiên, để tiếp tục nâng cao hiệu quả mô hình, cơ quan chức năng và BQL dự án cần đẩy mạnh hỗ trợ việc bảo đảm chất lượng thức ăn chăn nuôi và xử lý nguồn thải tại các vùng GAHP.
Thực tế, khâu giám sát chất lượng thức ăn đầu vào tại các trang trại còn hạn chế, do người chăn nuôi không đủ điều kiện chuyên môn để nhận biết, phân tích thành phần thức ăn, trong khi thị trường có nhiều loại thức ăn chăn nuôi do các cơ sở khác nhau sản xuất. Trong đó, đã có trường hợp cơ sở sản xuất cung ứng loại thức ăn chăn nuôi sử dụng thành phần chất cấm, tăng trọng lượng cho vật nuôi. Vì vậy, khâu kiểm soát thức ăn chăn nuôi tại các cơ sở chăn nuôi theo quy trình VIETGAP cần chú trọng hơn. Trưởng Phòng Chăn nuôi (Sở Nông nghiệp – PTNT) Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, các ngành chức năng cần hỗ trợ người sản xuất bằng cách tăng cường khâu kiểm tra, lấy mẫu thức ăn sử dụng trong các hộ chăn nuôi theo quy trình GAHP và tại các đại lý cung cấp. Từ đó lựa chọn phân tích các chỉ tiêu liên quan đến chất lượng sản phẩm như thành phần dinh dưỡng cũng như các chất cấm như Sabutamol, Clenbuterol; tỷ lệ kháng sinh, kim loại nặng, vi sinh vật, độc tố nấm... Có như vậy, sản phẩm có xuất xứ từ vùng chăn nuôi GAHP mới an toàn tuyệt đối cho người tiêu dùng.
Qua 5 năm triển khai, dự án LIPSAP tại Hải Phòng không chỉ thực hiện tốt việc hướng dẫn các hộ chăn nuôi quy trình sản xuất, mà còn khuyến cáo, hỗ trợ bà con đầu tư công trình xử lý chất thải. Tuy vậy, các công trình xử lý chất thải chưa phủ kín tới các hộ chăn nuôi. Hiện có 1600 hộ tham gia chăn nuôi theo quy trình GAHP, nhưng hết tháng 5 vừa qua mới có 900 hộ đầu tư hầm bioga. Bên cạnh đó, tại không ít hộ chăn nuôi trong vùng GAHP, chất thải chăn nuôi chưa được xử lý triệt để, tạo nguy cơ ô nhiễm môi trường khu dân cư, gây ô nhiễm chéo sản phẩm giữa các vùng. Theo Phó chủ tịch UBND huyện Kiến Thụy Phạm Văn Thép, thời gian tới, các hộ chăn nuôi cần tích cực học tập kiến thức vệ sinh ăn toàn thú y, nâng cấp chuồng trại hiện đại, thiết kế hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn, vừa bảo đảm vệ sinh môi trường, vừa tạo điều kiện để đàn vật nuôi phát triển, tránh tái phát dịch bệnh.
Hải An
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin chăn nuôi khác:
Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64
Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.