• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Bảo tồn nguồn gen động vật quý hiếm

Nguồn tin: Nông Nghiệp VN, 24/06/2016
Ngày cập nhật: 25/6/2016

TP Hải Phòng là địa phương có hệ thống giống vật nuôi có tính đa dạng sinh học cao. Tuy nhiên, các giống vật nuôi được chú trọng phát triển chủ yếu là giống cho năng suất cao, cung cấp nguồn thực phẩm lớn phục vụ nhu cầu tiêu dùng.

Gà Liên Minh

Theo ông Vũ Công Quý, GĐ Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH-CN Hải Phòng, số giống vật nuôi quý hiện có trên địa bàn thành phố không nhiều, chỉ còn gà Liên Minh, dê núi Cát Bà (huyện Cát Hải), ngan Sen (huyện Kiến Thụy). Số lượng vật nuôi quý được bảo tồn, phát triển cũng rất ít ỏi.

Trong khi đó, việc du nhập nhiều giống vật nuôi mới có năng suất cao và tình hình dịch bệnh phát triển làm tăng nguy cơ biến mất của các giống vật nuôi quý trên. Vì thế, một số hoạt động bảo tồn đã được triển khai trong mấy năm gần đây.

Năm 2010, UBND xã Trân Châu, huyện Cát Hải phối hợp với Viện Chăn nuôi thực hiện dự án bảo tồn gà Liên Minh theo phương pháp bảo tồn tại chỗ.

Từ năm 2012-2016, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH-CN Hải Phòng triển khai dự án khai thác, phát triển nguồn gen gà Liên Minh với tổng kinh phí hơn 2 tỷ đồng. Đến nay, dự án bước đầu tạo ra được đàn gà Liên Minh giống thuần, tăng nguồn cung cấp thịt gà chất lượng cao cho huyện đảo nói riêng và thành phố nói chung.

Với sự hỗ trợ của ngành KH-CN, gà Liên Minh và dê núi Cát Bà đã được bảo hộ nhãn hiệu tập thể. Còn ngan Sen - giống ngan nội của nước ta - được một số hộ dân tại huyện Kiến Thụy nuôi bảo tồn nhưng theo hình thức tự phát chứ chưa được tổ chức hay định hướng từ phía chính quyền và các ngành chức năng.

Số động vật đặc hữu, quý hiếm của Hải Phòng tập trung nhiều nhất ở Vườn Quốc gia Cát Bà - một khu rừng độc đáo trên núi đá vôi. Nơi đây có 34 loài động vật quý hiếm, đặc hữu đang bị đe doạ (có tên trong Sách đỏ Việt Nam 2007, Sách đỏ Thế giới, Nghị định 32/2006/NĐ-CP). Trong đó có dơi thuỳ không đuôi, dơi mũi ống cánh lông, voọc Cát Bà, rái cá thường, rái cá vuốt bé, cầy giông, cầy hương, mèo rừng, sơn dương…

KS Vũ Hồng Vân, Vườn Quốc gia Cát Bà chia sẻ, những loài sống trên các đảo nhỏ rất dễ tuyệt chủng nếu không được bảo vệ tốt và ý thức của cộng đồng không cao.

Mô hình sinh địa của đảo Cát Bà dự báo rằng, với tốc độ phá hủy nơi cư trú của các loài hoang dã như hiện nay thì mỗi năm sẽ có nhiều loài bị tuyệt chủng và trong vòng 10 năm tới không biết bao nhiêu loài động vật không còn tồn tại ở Cát Bà. Nhiều quần xã sinh học đang dần dần bị mai một bởi những sự tuyệt chủng cục bộ của loài.

Không khó để nhận ra những nguyên nhân chính của tình trạng trên, đó là rừng Cát Bà đang chịu nhiều tác động từ hoạt động phát triển kinh tế, tình trạng săn bắn, khai thác rừng trái phép vẫn diễn ra, rồi cháy rừng, ô nhiễm môi trường…

Dê núi Cát Bà

Vườn Quốc gia Cát Bà đang tích cực bảo vệ các loài hoang dã, đặc biệt là các loài quý hiếm đang nguy cấp như voọc Cát Bà. Từ năm 2000 đến nay, Vườn phối hợp với một số tổ chức quốc tế thực hiện Dự án Bảo tồn Voọc Cát Bà. Loài voọc Cát Bà - loài đặc hữu của Việt Nam và chỉ có ở các cánh rừng nhiệt đới ẩm ướt của đảo Cát Bà hiện bị đe doạ tuyệt chủng ở cấp rất nghiêm trọng.

Diện tích sinh sống của voọc Cát Bà nhỏ hơn 100 km2 và có tên trong danh sách 25 loài có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất thế giới và có lẽ là dạng linh chưởng hiếm nhất ở châu Á.

Hiện số lượng loài này trên đảo Cát Bà còn khoảng 68 - 70 cá thể. Mặc dù công tác bảo vệ và bảo tồn vọoc đã được thực hiện một cách nghiêm ngặt và khoa học, nhưng số lượng loài vẫn bị đe doạ.

Một phần do loài voọc này sống cô lập trên những hòn đảo nên khó hợp đàn được với nhau, khả năng giao phối bị hạn chế hoặc xảy ra tình trạng giao phối cận huyết, ảnh hưởng đến nguồn gen của loài sau này. Mặt khác, tình trạng săn bắt vẫn còn, việc phá rừng làm đất trồng trọt và phát triển du lịch cũng ảnh hưởng đến tập tính và sinh cảnh sống của loài...

HÂN MINH

Các tin chăn nuôi khác:

31/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
26/12/2016
25/12/2016
25/12/2016
24/12/2016
24/12/2016
23/12/2016

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64

Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang