• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Tân Hiệp: Phát triển kinh tế hộ từ nuôi trăn, bò

Nguồn tin: Báo Long An, 15/07/2016
Ngày cập nhật: 16/7/2016

Đến xã Tân Hiệp, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An nghe nông dân kể nhiều về mô hình nuôi trăn lấy thịt và nuôi bò sinh sản. 2 mô hình này đang được nhiều hộ nông dân áp dụng, đem lại thu nhập đáng kể, góp phần thoát nghèo, ổn định cuộc sống người dân ở vùng biên.

Mô hình nuôi trăn giúp hội viên nông dân tăng thu nhập, ổn định cuộc sống

Theo chân cán bộ Hội Nông dân xã Tân Hiệp, chúng tôi đến gia đình chị Nguyễn Thị Tuyền, là hộ nuôi trăn với số lượng khá lớn. Được biết, vợ chồng chị nuôi trăn 5 năm nay. Ban đầu, gia đình chỉ nuôi được 10 con, đến năm 2015, phát triển lên 130 con. Từ ngày được hỗ trợ nguồn vốn vay từ dự án nuôi trăn, gia đình chị mạnh dạn đầu tư chăn nuôi với số lượng ngày càng nhiều và hiện nay, trong chuồng có gần 300 con trăn lớn, nhỏ.

Chị Tuyền chia sẻ: “3 năm trước, gia đình tôi thuộc hộ nghèo của xã. Nhờ nuôi trăn mà gia đình ổn định kinh tế, thoát nghèo bền vững và có điều kiện vươn lên. Sở dĩ gia đình tôi chọn nuôi trăn vì nguồn thức ăn dễ kiếm, con trăn dễ nuôi, ít bị bệnh; có thương lái trực tiếp đến mua và đầu ra với giá cả ổn định. Bình quân, cứ 1 con trăn nuôi trong vòng 11 tháng được 10kg, bán với giá 150.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, người nuôi có lợi nhuận được 800.000 đồng/con. Sắp tới, gia đình tôi sẽ mở trang trại để vừa cung cấp con giống, vừa bán lấy thịt, lấy da và truyền đạt kinh nghiệm cho các hộ cần chăn nuôi đến tham quan”.

Mô hình nuôi bò giúp hội viên nông dân tăng thu nhập, ổn định cuộc sống

Bên cạnh nuôi trăn, mô hình nuôi bò sinh sản cũng được nhiều hộ dân chú trọng. Ông Phạm Văn Bạc, ngụ ấp 4, xã Tân Hiệp chỉ có 1ha đất sản xuất. Vì vậy, để phát triển kinh tế gia đình, ngoài thuê thêm đất để sản xuất, gia đình ông mạnh dạn đầu tư nuôi bò sinh sản. Ban đầu, ông chỉ nuôi được 1 con bò, nhờ hỗ trợ của dự án, gia đình mua thêm 4 con nữa và bò sinh sản được 1 con bê, sắp có thêm 2 con bê. Ông Bạc cho biết: “Nuôi 1 con bò giống 1 năm sinh sản được 1 con bò con, với giá bán khoảng 18 triệu đồng. Nuôi bò không sợ thua lỗ vì mình lấy công làm lời, thức ăn ngoài cỏ, còn có rơm. Để bảo đảm bò không bị bệnh, gia đình nhờ cán bộ thú y của xã theo dõi và hướng dẫn kỹ thuật nuôi. Khâu vệ sinh chuồng trại, xịt thuốc khử trùng phòng, chống các loại dịch bệnh cũng luôn được thực hiện”.

Hội Nông dân xã Tân Hiệp tổ chức họp lấy ý kiến người dân bàn về việc thành lập tổ hợp tác nuôi trăn

Theo Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Hiệp - Lê Hữu Viên, 2 mô hình này tạo công ăn việc làm và nâng cao thu nhập cho hàng chục lao động nhàn rỗi ở địa phương. Trăn và bò đều dễ nuôi và dễ tìm thức ăn. Ngoài tạo nguồn thức ăn cho bò, trăn, việc bẫy chuột làm thức ăn cho trăn còn góp phần bảo vệ mùa màng. Xuất phát từ hiệu quả chăn nuôi cũng như nhu cầu phát triển kinh tế gia đình của người dân, Hội Nông dân tham mưu, đề xuất cấp trên để được hỗ trợ nguồn vốn vay cho nông dân. Theo đó, Trung ương hội hỗ trợ 400 triệu đồng cho 14 hộ vay trong vòng 3 năm để chăn nuôi bò.

Đồng thời, Hội Nông dân tỉnh cũng cho 11 hộ vay 300 triệu đồng để nuôi trăn trong vòng 2 năm. Hầu hết các hộ vay đều sử dụng nguồn vốn đúng mục đích. Trước khi được hỗ trợ vốn, mô hình nuôi trăn chỉ có 500 con; hiện nay, số lượng nuôi trên địa bàn trên 1.500 con. Hiện Hội Nông dân đang thành lập tổ hợp tác nuôi trăn. Riêng mô hình nuôi bò, các hộ dân nuôi được 1 năm, hiện có 102 con. Đây là 2 mô hình vừa góp phần giúp người dân thoát nghèo bền vững, vừa góp phần đưa phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi trên địa bàn ngày càng phát triển. Toàn xã có 1.036 hội viên nông dân và hiện có 646 hộ nông dân đạt nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi 3 cấp, số hộ nghèo chỉ còn 27 hộ (theo tiêu chí mới).

Những mô hình chăn nuôi phát triển kinh tế không chỉ giúp cho người dân nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống, mà còn góp phần thúc đẩy việc phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung, bền vững. Đồng thời, giúp hội viên nông dân thay đổi tư duy, cách làm, tự tin trong lao động sản xuất, góp phần phát triển KT-XH ở địa phương./.

Ngọc Mận

Các tin chăn nuôi khác:

31/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
26/12/2016
25/12/2016
25/12/2016
24/12/2016
24/12/2016
23/12/2016

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64

Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang