Nguồn tin: Báo Bình Phước, 11/08/2016
Ngày cập nhật:
15/8/2016
Xã Thanh Lương, thị xã Bình Long (Bình Phước) là vùng nuôi gà lớn nhất của tỉnh với quy mô khoảng 600.000 con/năm, song vẫn tồn tại hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, tự phát, đầu tư cho chăn nuôi hạn chế, luôn tiềm ẩn dịch bệnh, ô nhiễm môi trường. Để chăn nuôi theo chuỗi, nâng cao giá trị, an toàn dịch bệnh, theo hướng VietGAHP (quy trình thực hành chăn nuôi tốt), tạo sự liên kết chặt chẽ giữa 4 nhà (nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp, nhà nông), giúp đầu ra ổn định, đầu tháng 8-2016, Trạm Khuyến nông thị xã Bình Long kết hợp với Công ty TNHH MTV chăn nuôi Bình Minh (Đồng Nai) triển khai chương trình “Gia công hợp tác nuôi gà Huỳnh Đế” cho hơn 40 hộ dân của Tổ hợp tác chăn nuôi gà xã Thanh Lương và bà con nuôi gà các khu lân cận. Đây là chương trình gia công hợp tác nuôi gà đầu tiên tại Bình Long.
Sau phần trao đổi, tư vấn kỹ thuật nuôi gà, Công ty Bình Minh đã triển khai chương trình “Gia công hợp tác nuôi gà Huỳnh Đế” với các nội dung sau: Về phía công ty đầu tư 90%, gồm con giống, thức ăn, vắc-xin phòng bệnh cho gà. Công ty cam kết con giống, thức ăn đảm bảo chất lượng, đồng thời sẽ cử cán bộ kỹ thuật hướng dẫn, đồng hành với nông dân trong suốt quá trình chăn nuôi.
Người chăn nuôi phải tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn của nhân viên kỹ thuật công ty. Chuồng trại đảm bảo vệ sinh, thuộc vùng quy hoạch chăn nuôi gà. Người nông dân phải đóng góp 10% (đầu tư chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, nhân công) và được hưởng lợi 5.000 đồng/kg gà khi thu hồi. Phần số lượng, trọng lượng gà vượt, tiêu tốn thức ăn giảm so với tiêu chí công ty quy định sẽ được công ty tính toán trả lại bằng tiền cho người chăn nuôi theo giá gia công. Vì vậy, với các tiêu chí trên, người nuôi có thu nhập trung bình 9 - 12 triệu đồng/1.000 con gà xuất chuồng.
Trạm Khuyến nông thị xã cũng đưa ra khuyến cáo: Để chăn nuôi gà phát triển bền vững, tạo dựng thương hiệu thì người chăn nuôi phải tổ chức sản xuất theo chuỗi liên kết giá trị khép kín. Tham gia các câu lạc bộ, tổ hợp tác để tạo đầu vào, đầu ra ổn định và có lợi nhất trong quá trình hỗ trợ sản xuất. Công ty và người chăn nuôi cũng cần tính toán, điều chỉnh nội dung chương trình sao cho phù hợp để cho ra sản phẩm chất lượng, tạo sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và khu vực.
Nguyễn Thị Hạnh
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin chăn nuôi khác:
Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64
Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.