Nguồn tin: Báo Ninh Bình, 14/08/2016
Ngày cập nhật:
15/8/2016
Ông Lã Văn Nam, thôn 7, xã Gia Lâm, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình đến với nghề nuôi ong một cách tình cờ. Sau khi được quân đội cho nghỉ hưu vào năm 1991 với cấp hàm trung tá, ông cùng gia đình tập trung phát triển kinh tế.
Nhận thấy nơi mình ở diện tích đất rộng, có nhiều cây ăn quả rất thích hợp với nghề nuôi ong, ông đã bàn với vợ cải tạo vườn tạp thành vườn cây ăn quả có giá trị kết hợp với nuôi ong.
Ban đầu ông nuôi ong với quy mô nhỏ, sau nhân dần ra, đến nay đã lên tới 70 thùng ong. Tính trung bình mỗi năm cho thu 3,5 tạ mật, thu lãi hàng trăm triệu đồng.
Với sự cần cù, chịu khó và quyết tâm, ông Nam đã tự tìm hiểu qua sách, báo về kỹ thuật nuôi ong. Sau một thời gian dài tích lũy kinh nghiệm và đọc thêm tài liệu về nuôi ong, ông nhận thấy nuôi ong lấy mật khá đơn giản, không khó, nhưng đòi hỏi người nuôi phải khéo léo, tỉ mỉ.
Hơn nữa, người nuôi cần phải am hiểu về đặc tính của chúng như xây tổ, chia đàn, am hiểu về các loài hoa, mùa hoa nở, mùa ong đi lấy mật, biết cách luân chuyển đàn ong tìm kiếm những nơi có nguồn mật hoa dồi dào từ đó mới có thể duy trì và tăng nhanh số lượng đàn ong.
Ông Nam cũng cho biết, loài cây để ong lấy mật tốt nhất là cây ăn quả, các loại hoa, đặc biệt là hoa nhãn, vải, keo. Ngoài nuôi ong lấy mật, ông luôn sẵn sàng tư vấn cách chăm sóc và truyền đạt kinh nghiệm cho các hộ gia đình có nhu cầu nuôi ong.
Chia sẻ với chúng tôi về một số kinh nghiệm trong nghề nuôi ong, ông Nam nói: nuôi ong hiệu quả cao do không tốn diện tích đất, chi phí đầu tư ban đầu thấp và đặc biệt là ít tốn công chăm sóc.
Tuy nhiên, nuôi ong phải lưu ý đến bệnh thối trùng và tập tính của ong. Ong có tập tính theo mùa, mùa lấy mật có 2 đợt: đợt 1 từ tháng 2 đến tháng 3; đợt 2 vào tháng 10 âm lịch.
Đến thời điểm giao mùa, tháng 6, tháng 7, ong có hiện tượng thường bay đi mất, vào thời điểm này, nếu không có kinh nghiệm nuôi ong thì dễ mất đàn, phải thường xuyên kiểm tra, quan sát diễn biến của đàn ong trong từng thời điểm để có cách chăm sóc phù hợp. Khó khăn nhất trong việc nuôi ong là làm sao giữ được đàn ong trong thời gian mưa rét để nhân giống cho vụ sau.
Ngoài ra cần phải thường xuyên chú ý đến việc chuyển đàn ong đến các vùng có nhiều hoa để ong hút mật. Công việc này thường phải làm trong đêm, vì khi đó đàn ong đã về tổ ngủ, không bị phân tán đàn và ít bị ảnh hưởng do thay đổi vùng khí hậu đột ngột...
Hồng Thúy
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin chăn nuôi khác:
Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64
Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.