Nguồn tin: Báo Hà Giang, 10/06/2016
Ngày cập nhật:
13/6/2016
Là một huyện có nhiều tiềm năng và thế mạnh về điều kiện tự nhiên cũng như diện tích mặt nước phù hợp cho việc phát triển và nuôi trồng thủy sản (NTTS), trong thời gian qua, huyện Bắc Mê (Hà Giang) đã vận động nhân dân đẩy mạnh phát triển và NTTS với nhiều phương thức đa dạng như nuôi các loài cá đặc sản có giá trị kinh tế cao, nuôi cá lồng...
Hiện nay, diện tích NTTS của huyện Bắc Mê có trên 150 ha và đang không ngừng tăng về diện tích mặt nước ao, đầm; sản lượng cá bình quân mỗi năm ước đạt trên 130 tấn, góp phần không nhỏ trong tổng giá trị sản xuất nông – lâm nghiệp, thủy sản của huyện. Nhận thấy những tiềm năng về NTTS, cấp ủy, chính quyền và các ngành chức năng đã thực hiện quy hoạch và phát triển vùng NTTS phù hợp với điều kiện của từng vùng; trong đó, tập trung vào các xã có diện tích mặt nước lớn như: Thượng Tân, Minh Ngọc, Lạc Nông, Yên Phong, thị trấn Yên Phú. Cùng với việc quy hoạch vùng NTTS, huyện cũng đã tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát triển thủy sản, tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động NTTS, thực hiện các mô hình khuyến ngư, từng bước ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất; thông tin tuyên truyền, quản lý nguồn giống, mở rộng diện tích nuôi trồng các giống mới có năng suất, giá trị cao kết hợp với bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
Người dân thôn Bách Sơn, xã Thượng Tân nuôi cá lồng nâng cao thu nhập cho gia đình.
Thượng Tân là xã chịu ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài của khu vực lòng hồ Thủy điện Tuyên Quang. Hiện nay, toàn xã có trên 29 ha diện tích mặt nước hiện đang tiến hành NTTS. Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền xã luôn quan tâm, chú trọng đến việc vận động người dân duy trì, mở rộng quy mô NTTS; đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật đến người dân; tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ của tỉnh, huyện có liên quan đến việc phát triển, NTTS; chú trọng tập huấn kiến thức NTTS để giúp người dân trên địa bàn xã tận dụng tối đa thế mạnh sẵn có ở địa phương, phát triển NTTS theo hướng bền vững và có hiệu quả. Có nhiều kinh nghiệm trong việc đánh bắt và nuôi thả cá, gia đình anh Nguyễn Văn Toàn, thôn Bách Sơn, xã Thượng Tân từ nhiều năm nay đã mạnh dạn đầu tư nuôi cá lồng, và coi đây là nguồn thu nhập chính của cả gia đình. Anh Toàn cho biết: Từ kinh nghiệm chăn nuôi tích lũy nhiều năm nay, anh thả xen canh nhiều loại cá như: chép, trắm cỏ, bỗng, lăng, nheo... cùng với việc tận dụng các loại thức ăn trong tự nhiên như: cỏ voi, lá chuối, lá sắn; đánh các loại cá nhỏ trong lòng hồ để tiết kiệm chi phí về thức ăn chăn nuôi. Hàng năm gia đình anh thu hoạch 2 lứa cá, đạt năng suất 5 – 6 tạ/lứa; trừ đi chi phí cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.
Bên cạnh đó, tại nhiều xã trên địa bàn huyện, người dân còn tích cực tận dụng những diện tích ao của gia đình để nuôi những loại cá bản địa có giá trị kinh tế cao. Ở các thôn Nà Pồng (xã Giáp Trung), Bản Nghè (xã Yên Cường) đã hình thành những nhóm chăn nuôi cùng sở thích, trong đó tập trung vào việc nuôi trồng và nhân giống loài cá bỗng sông Gâm. Gia đình chị Bồn Thị Sàng, thôn Nà Pồng cho biết: Hiện nay giá cá bỗng loại từ 2 – 3kg là 180 nghìn đồng/1kg; vì thế nhu cầu con giống để chăn nuôi là rất lớn, nhưng nguồn cung ứng giống lại rất khan hiếm. Hiện nay, cá bỗng trong ao đã sinh sản tự nhiên, tuy nhiên gia đình vẫn chưa nắm bắt được quy trình kỹ thuật sinh sản nhân tạo để nhân rộng việc ươm giống loài cá này.
Có thể thấy được rõ ràng tiềm năng và hiệu quả kinh tế của việc NTTS trên địa bàn huyện đã góp phần nâng cao thu nhập của người dân, xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên việc phát triển của ngành NTTS trong thời gian qua vẫn chưa xứng với tiềm năng, lợi thế của huyện. Tập quán NTTS của người dân còn lạc hậu, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm là chính, quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ; năng suất, sản lượng và hiệu quả kinh tế chưa cao; cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, ươm nuôi giống, phát triển nuôi thâm canh, nghiên cứu khoa học, dịch vụ phục vụ phát triển thủy sản còn yếu và thiếu đồng bộ. Vì vậy, thiết nghĩ cấp ủy, chính quyền và ngành chuyên môn cần có những biện pháp thiết thực để có thể đưa ngành NTTS trên địa bàn huyện trở thành một trong những ngành mũi nhọn trong việc phát triển KT – XH trên địa bàn.
Đại Tâm
- Kỹ thuật nuôi tôm, nuôi cá, phòng trị bệnh tôm, cá và các loại thủy sản khác
Các tin mới
Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154
Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006 | 2005
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.