Nguồn tin: Báo Đồng Nai, 15/06/2016
Ngày cập nhật:
19/6/2016
Hiện giá nhiều loại cá nước ngọt tăng cao do nguồn cá thịt đã hết, người tiêu dùng lại vẫn ưu tiên chọn cá nước ngọt thay cho cá biển. Đây tưởng như là điều kiện thuận lợi để khuyến khích nông dân mạnh dạn đầu tư khi bước vào vụ thả những lứa cá mới.
Nguồn giống dồi dào cung cấp cho vụ thả cá mới. Ảnh chụp tại bè nuôi cá giống của ông Vũ Đình Đàm (TP. Biên Hòa).
Tuy nhiên do thị trường các mặt hàng cá nước ngọt thời gian qua biến động quá thất thường, người nuôi cá thu lợi nhuận kém nên vẫn e dè thả vụ cá mới.
* Kém vui dù cá tăng giá
Do mưa muộn, nông dân nhiều địa phương thả lứa cá giống mới trễ hơn mọi năm. Hoạt động thả cá cũng rải dần nên thị trường cá giống hiện vẫn khá ổn định. Theo những nông dân nuôi cá nước ngọt, khoảng 2 tháng trở lại đây, giá nhiều loại cá nước ngọt bắt đầu khởi sắc, và càng về sau giá nhiều loại cá tiếp tục tăng thêm khi sản lượng cá thịt cung cấp ra thị trường ngày càng khan hiếm.
Cụ thể, cá lăng hiện đứng ở mức khoảng 110 ngàn đồng/kg; cá diêu hồng, cá lóc đang đứng ở mức từ 40 - 41 ngàn đồng/kg... đều tăng 5 - 10 ngàn đồng/kg so với tháng trước đó. Nguyên nhân giá cá tăng là do người dân ưu tiên chọn cá nước ngọt thay cho cá biển. Tuy giá cá tăng cao nhưng nông dân nuôi cá vẫn kém vui vì từ cuối mùa khô, đa số các hộ nuôi đã tập trung vét ao để chuẩn bị thả lứa cá mới nên đến thời điểm giá cá tăng cao hầu như không còn cá thịt cung cấp ra thị trường. Ông Hoàng Viết Toàn, nông dân nuôi cá tại ấp Sông Mây (xã Bắc Sơn, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai), cho biết từ sau đợt lụt vào tháng 9-2015, nông dân nuôi cá ở xã gặp nhiều khó khăn. Sau đợt lũ, nhiều hộ mất trắng lại phải xoay sở vốn để cải tạo lại ao nuôi bị vỡ bờ trong đợt lũ.
Từ đầu năm đến nay, giá nhiều loại cá nước ngọt thường ổn định ở mức thấp, có nhiều đợt giảm sâu. Tháng gần đây, giá cá bắt đầu khởi sắc thì nông dân cũng đã cạn nguồn cá thịt để bán. Hiện đa số các hộ dân ở Trảng Bom đều bắt đầu thả lứa cá mới nhưng đều trong tâm trạng lo lắng vì nguồn nước ao ở khu vực này ngày càng bị ảnh hưởng ô nhiễm từ các bãi rác và khu công nghiệp lân cận.
Đây là thời điểm nhiều bè nuôi cá ở làng cá bè Hiệp Hòa (TP. Biên Hòa) bắt đầu thả lứa cá mới. Tuy nhiên, không khí đầu vụ kém sôi động hẳn so với mọi năm. Ông Vũ Đình Đàm, nông dân nuôi cá bè tại làng cá Hiệp Hòa (TP. Biên Hòa), nhận xét: “Các mặt hàng cá lăng, cá diêu hồng... hiện đang “sốt” giá thì đa số các bè đã gần cạn nguồn cá này. Riêng mặt hàng cá chép, nguồn cung còn dồi dào nhưng do “đụng” phải đợt cá chép từ miền Tây đưa về nên giá bất ngờ giảm khoảng 5 ngàn đồng/kg so với tháng trước đó. Theo đó, không khí các bè mua cá giống về thả lứa mới cũng ảm đạm hơn hẳn so với mọi năm”.
* Vào vụ chậm
Do mưa muộn, vụ nuôi mới năm nay đa số các hộ nuôi cá nước ngọt trên địa bàn tỉnh đều vào vụ chậm hơn cả tháng so với cùng kỳ năm ngoái. Ông Vương Đăng Giáp, Phó chủ tịch UBND xã Sông Trầu (huyện Trảng Bom), cho biết: “Toàn xã có hơn 100 hécta ao hồ nuôi cá nước ngọt. Hiện các ao hồ này đều đã khắc phục được hậu quả của đợt lũ xảy ra vào tháng 9 năm ngoái nhưng chỉ mới lác đác vài hộ thả cá giống. Nguyên nhân là lượng mưa đầu mùa còn ít, đa số các ao chưa trữ đủ lượng nước, nguồn nước ban đầu còn đục chưa đảm bảo để thả cá giống. Bà con đang đợi thêm vài đợt mưa lớn nữa mới tập trung vào vụ nuôi mới. Nguồn cá giống đã sẵn sàng và khá dồi dào nên không lo giá sẽ biến động nhiều khi vào vụ thả chính”.
Chia sẻ về không khí vào vụ thả cá mới ảm đạm hơn mọi năm, ông Nguyễn Hoàng Vĩnh, Giám đốc Hợp tác xã Vĩnh Hưng (TP.Biên Hòa), cho hay: “Từ đầu năm đến nay, giá cá rô, cá lóc đứng ở mức thấp, đến cuối vụ bán gần hết cá thì giá cá mới tăng nên lợi nhuận của xã viên trong vụ rồi đạt thấp. Đầu ra cho sản phẩm cá nước ngọt hiện vẫn khá bấp bênh, chăn nuôi cũng ngày càng khó khăn hơn do các ao hồ ở vùng này nuôi trong thời gian dài, nguy cơ xảy ra dịch bệnh ngày càng cao nên dù hiện nhiều loại cá nước ngọt đang “sốt” giá nhưng các xã viên cũng không mặn mà đầu tư. Sản lượng thả cá giống đầu vụ này của các xã viên chỉ đạt khoảng 50-60% so với cùng kỳ năm ngoái”.
Lê Quyên
- Kỹ thuật nuôi tôm, nuôi cá, phòng trị bệnh tôm, cá và các loại thủy sản khác
Các tin mới
Các tin năm 2016:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111
112
113
114
115
116
117
118
119
120
121
122
123
124
125
126
127
128
129
130
131
132
133
134
135
136
137
138
139
140
141
142
143
144
145
146
147
148
149
150
151
152
153
154
Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006 | 2005
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.