Nguồn tin: Báo Sơn La, 30/06/2016
Ngày cập nhật:
2/7/2016
Phát huy lợi thế hàng trăm km2 lòng hồ các nhà máy thủy điện, huyện Mường La (Sơn La) đã xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp, ban hành nghị quyết chuyên đề khuyến khích người dân đầu tư nuôi thủy sản trên các lòng hồ. Qua đó, đã tạo nhiều việc làm, nâng cao thu nhập cho nhiều hộ dân và trở thành một nghề chính của người nông dân....
Mô hình nuôi cá lồng của Hợp tác xã sản xuất dịch vụ thương mại nông nghiệp.
Trước đây, người dân ở huyện Mường La chủ yếu sản xuất nương rẫy với tập quán canh tác cũ, hiệu quả kinh tế không cao. Thậm chí, sau khi có các lòng hồ thuộc các công trình thủy điện, các hộ dân trong huyện vẫn chưa quen với nghề nuôi thủy sản. Để tạo phong trào nuôi thủy sản trong huyện phát triển, Ban Thường vụ huyện ủy đã chỉ đạo UBND huyện xây dựng kế hoạch hỗ trợ các hộ dân nuôi cá lồng trên các lòng hồ thủy điện trình HĐND huyện thông qua. 5 năm (2011-2015), Mường La đã hỗ trợ cho các hộ dân 103 lồng cá, giống cá và thức ăn cho cá ở các xã: Mường Trai, Chiềng Lao, Hua Trai, Nậm Giôn, Pi Toong, Ngọc Chiến, Chiềng Hoa và thị trấn Ít Ong với tổng số tiền hơn 2,5 tỷ đồng. Nâng tổng số lồng cá hiện có trên các lòng hồ thủy điện Hòa Bình, Sơn La và Nậm Chiến lên 148 lồng cá, sản lượng thu hoạch ước đạt 74 tấn cá các loại/năm. Cùng với đó, Mường La còn tạo điều kiện cho Tập đoàn cá tầm Việt Nam đầu tư nuôi cá tầm trên lòng hồ thủy điện Sơn La và Công ty TNHH thủy sản Minh Tín nuôi cá hồi vân, cá tầm trên lòng hồ thủy điện Nậm Chiến với số vốn đăng ký trên 100 tỷ đồng, cùng một số HTX, cá nhân đầu tư nuôi các loài cá nước ngọt khác với số vốn đầu tư hàng chục tỷ đồng.
Tới thăm Hợp tác xã sản xuất dịch vụ thương mại nông nghiệp (Mường La), được thành lập từ tháng 12-2014, với 7 thành viên và tổng vốn điều lệ 1 tỷ đồng. Hiện nay, Hợp tác xã đã đầu tư 12 lồng cá với tổng diện tích 430m2 mặt nước tại lòng hồ Nhà máy thủy điện Sơn La, thuộc địa bàn thị trấn Ít Ong. Chị Đặng Thị Thúy Yên, Giám đốc Hợp tác xã, chia sẻ: Năm 2015, HTX thả 6.000 cá lăng, 5.000 cá diêu hồng và 12.000 cá rô phi đơn tính giống. Sau hơn một năm, Hợp tác xã đã thu được 8 tấn cá lăng, 3 tấn cá diêu hồng và 5 tấn cá rô phí đơn tính. Với giá bán 150.000 đồng/kg cá lăng, 50.000 đồng/kg cá diêu hồng và 45.000 đồng/kg cá rô phi đơn tính, trừ hết chi phí đã cho lãi 400 triệu đồng. Ngoài ra, HTX còn nuôi thử nghiệm một lồng cá tầm, sau gần một năm trọng lượng cá đạt 1,4 kg/con.
Qua tìm hiểu được biết, cá nuôi trên các lòng hồ thủy điện ở Mường La được các nhà hàng và người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh đánh giá có chất lượng, ngon hơn hẳn cá nuôi ở những nơi khác bởi thịt cá rất chắc, thơm, ngon. Ông Nguyễn Văn Tâm, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Mường La, cho biết: Việc hỗ trợ các hộ dân nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện giúp người dân thấy rõ hiệu quả từ nghề nuôi cá lồng. Qua đó tạo phong trào nuôi cá lồng trong nhân dân phát triển rộng khắp. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay là nghề nuôi thủy sản cần vốn lớn, trong khi nguồn vốn của nhân dân và chính sách hỗ trợ của Nhà nước còn hạn chế. Ở huyện Mường La cũng chưa có cảng cá; nhiều khu nuôi cá không có điện, đường và dịch vụ cung ứng giống, thuốc chữa bệnh cho cá...
Để nghề cá phát triển, hiện nay, huyện Mường La đã xây dựng chính sách ưu tiên đầu tư các dự án đến năm 2020, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân được vay vốn đầu tư theo chính sách của tỉnh, kết hợp các chương trình mục tiêu quốc gia để người nghèo được vay vốn nuôi thủy sản. Đồng thời, tiến tới xây dựng cơ sở sản xuất giống thủy sản ở xã Mường Bú, Chiềng Lao và thị trấn Ít Ong; xây dựng các bến cá, chợ cá và một số điểm tập kết truyền thống ở xã Chiềng Lao, Mường Trai, Hua Trai, Tạ Bú và thị trấn Ít Ong; xây dựng một số cửa hàng giới thiệu sản phẩm thủy sản, từng bước xây dựng thương hiệu “Cá lăng lòng hồ sông Đà”, “Cá hồi Ngọc Chiến”, “Cá tầm sông Đà”, “Cá chiên sông Đà”... kết hợp phục vụ khách tham quan Nhà máy thủy điện Sơn La; khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh liên kết với các hộ nuôi cá lồng về việc tổ chức thu mua, tiêu thụ, phân phối sản phẩm thủy sản trên thị trường trong và ngoài tỉnh.
Đình Thành
- Kỹ thuật nuôi tôm, nuôi cá, phòng trị bệnh tôm, cá và các loại thủy sản khác
Các tin mới
Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154
Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006 | 2005
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.