Nguồn tin: Khuyến Nông TPHCM, 06/07/2016
Ngày cập nhật:
8/7/2016
Việt Nam là quốc gia được thiên nhiên ưu ái với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, trong đó tài nguyên về biển là một trong những lợi thế lớn của Việt Nam, do đó ngành đánh bắt thủy hải sản cũng là một trong những ngành được phát triển mạnh.
Thủy hải sản là một dòng sản phẩm giàu dinh dưỡng và dưỡng chất, nhưng do đặc thù của sản phẩm mà chúng tương đối khó bảo quản và dễ hư hỏng. Thực tế đa phần các dòng sản phẩm thủy hải sản trên thị trường hiện nay được bảo quản qua việc đông lạnh hoặc ướp muối, vì thế việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) cho các cơ sở sơ chế, chế biến thủy sản là việc rất quan trọng.
Và để thực phẩm thuỷ sản được an toàn, chất lượng, đảm bảo sức khoẻ cho người tiêu dùng, đảm bảo uy tín thương hiệu, tránh thiệt hại về kinh tế,… mọi tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thủy hải sản đều phải có trách nhiệm và nghĩa vụ trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm. Do đó, các tổ chức, cá nhân cần phải biết cách loại trừ và nhận diện các mối nguy gây hại có trong sản phẩm, nhằm kiểm soát và phòng ngừa một cách toàn diện trong từng công đoạn sản xuất.
Có 3 mối nguy hại gây mất ATTP thủy sản như: Mối nguy về yếu tố sinh học, yếu tố hoá học và yếu tố vật lý.
- Mối nguy sinh học: bao gồm các vi sinh vật, virus, các loại kí sinh trùng có trong thực phẩm; các loại vi khuẩn, nấm mốc gây bệnh được sinh ra do điều kiện bảo quản không tốt. Khống chế, kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm, nấu chín trước khi ăn, soi gắp, cấp đông, áp dụng nguyên tắc HACCP trong nuôi trồng thuỷ sản là cách kiểm soát và loại bỏ mối nguy gây hại cho sức khoẻ người tiêu dùng;
- Mối nguy hóa học: gắn liền với loài nhuyễn thể 2 mảnh vỏ, hay ở một số loài cá như cá hồng, cá mú… do ăn tảo, tích tụ lâu ngày trong cơ thể tạo ra độc tố, ở một số các loài cá như cá nóc, bạch tuột xanh do va đập, ươn làm biến đổi chất lượng sinh ra độc tố. Cách kiểm soát, ngăn chặn mối nguy gắn liền với loài là thực hiện chương trình kiểm soát nhuyễn thể hai mảnh vỏ, kiểm soát nhiệt độ, thời gian từ khi đánh bắt đến khi chế biến, loại bỏ cá nóc và bạch tuột xanh ra khỏi nguyên liệu; Mối nguy hóa học được tạo ra bởi ô nhiễm môi trường, do thuỷ sản ăn phải thức ăn bị nấm mốc có chứa độc tố, kim loại nặng, do việc lạm dụng thuốc, hoá chất, kháng sinh của người sản xuất. Để ngăn ngừa, loại bỏ mối nguy hóa học gắn với môi trường, nên lập chương trình kiểm soát dư lượng thuốc, hóa chất có trong sản phẩm, tạo ý thức bảo vệ môi trường cho thuỷ sản;
Mối nguy hóa học do con người đưa vào có mục đích như lạm dụng kháng sinh cấm, hóa chất độc hại, chất kích thích trong quá trình sản xuất, sử dụng chất phụ gia, phẩm màu để phối chế một số sản phẩm dùng trong chế biến, bảo quản. Đây là mối nguy gây hại nghiêm trọng đến sức khoẻ con người như mắc bệnh ung thư, ngộ độc… có thể dẫn đến tử vong. và đây cũng là mối nguy mà các nhà nhập khẩu hay vin vào để áp đặt giá cả hoặc từ chối nhập sản phẩm của các doanh nghiệp xuất khẩu. Biện pháp ngăn ngừa, loại bỏ mối nguy này thông qua chương trình kiểm soát việc sử dụng hóa chất, kháng sinh, chất phụ gia, bảo quản… ngay tại nơi chúng phát sinh; nắm bắt được luật lệ quy định về các chất được phép sử dụng trong sản xuất thuỷ sản;
- Mối nguy vật lý: bao gồm sạn, tạp chất, đinh, chì, mảnh kim loại, thuỷ tinh… có trong thực phẩm có thể gây tổn hại cho hệ tiêu hóa của người tiêu dùng. Cơ chế sinh ra các mối nguy này là do tạp chất tự nhiên trong quá trình khai thác, thu hoạch. Xâm nhiễm trong quá trình xử lý, vận chuyển, bảo quản hay cố tình sử dụng chất kích thích sinh sản, sinh trưởng trong quá trình sản xuất giống hay nuôi thương phẩm. Để kiểm soát, phòng ngừa và loại bỏ mối nguy này, cần loại bỏ tạp chất tự nhiên, tránh xâm nhiễm trước mỗi công đoạn sản xuất, tuân thủ nghiêm các luật lệ đã quy định;
Nhằm bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng và đáp ứng yêu cầu của các thị trường nhập khẩu trên thế giới, tránh bị thiệt hại về kinh tế do hàng kém chất lượng trong thời kỳ thời hội nhập như hiện nay, thì việc nhận diện, kiểm soát và loại bỏ các mối nguy đối với thực phẩm thuỷ sản trong các công đoạn từ người nuôi, đánh bắt đến cơ sở thu gom, chế biến… đều rất quan trọng mà các cơ sở sản xuất kinh doanh cần chú ý để xác định nguồn gốc mối nguy gây nhiễm trên thuỷ sản và đưa ra biện pháp ngăn ngừa, tạo sản phẩm thuỷ sản sạch bệnh, đảm bảo ATVSTP góp phần đưa ngành phát triển bền vững trong giai đoạn hiện nay.
M.H (Tổng hợp)
- Kỹ thuật nuôi tôm, nuôi cá, phòng trị bệnh tôm, cá và các loại thủy sản khác
Các tin mới
Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154
Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006 | 2005
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.