• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Giải pháp quản lý chất cấm và chống lạm dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản, góp phần đảm bảo an toàn thực phẩm

Nguồn tin: Khuyến Nông VN, 08/07/2016
Ngày cập nhật: 11/7/2016

Tình trạng sử dụng chất cấm và lạm dụng kháng sinh đang có chiều hướng gia tăng báo động không chỉ trong chăn nuôi mà còn trong nuôi thủy sản đã trở thành chủ đề "nóng", sự quan tâm lớn của xã hội thời gian qua.

Nhằm tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người nuôi, chủ trang trại, cơ sở sản xuất, kinh doanh không sử dụng chất cấm, kháng sinh cấm, không lạm dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản, góp phần đảm bảo an toàn thực phẩm, phát triển bền vững ngành thủy sản; trong 02 ngày 04 - 05/7/2016, tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nghệ An đã tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp chủ đề: “Giải pháp quản lý chất cấm và chống lạm dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản góp phần đảm bảo an toàn thực phẩm”. Đây là 1 trong 3 Diễn đàn có chủ đề về an toàn thực phẩm trong chương trình kế hoạch thông tin tuyên truyền khuyến nông năm 2016 của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt.

Ban chủ tọa, Ban cố vấn Diễn đàn

Đồng chủ trì Diễn đàn có ông Kim Văn Tiêu - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, ông Dương Văn Thể - Phó Cục trưởng Cục Thú y, ông Trần Hữu Tiến - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT Nghệ An. Chuyên gia tư vấn có PGS.TS Bùi Quang Tề, các đại diện của Chi cục Quản lý Môi trường Nghệ An, Cơ quan thú y vùng 3, Chi cục Thuỷ sản Nghệ An, và một số doanh nghiệp.

Diễn đàn đã thu hút sự quan tâm của 250 đại biểu là cán bộ khuyến ngư, bà con nông - ngư dân, chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản của 7 tỉnh ven biển miền Trung, Đồng bằng sông Hồng: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Ninh Bình và Nam Định. Nhiều cơ quan thông tấn báo chí Trung ương và địa phương đến dự và đưa tin.

Trong ý kiến kết luận của Bộ trưởng cao Đức Phát tại Thông báo số 3036/TB-BNN-VP ngày 15/4/2016 về tăng cường quản lý sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản có nhấn mạnh: khẩn trương tổ chức hội thảo, xây dựng mô hình chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản không sử dụng chất cấm, không lạm dụng kháng sinh vẫn đạt hiệu quả cao để hướng dẫn, khuyến cáo người sản xuất thực hiện. Diễn đàn lần này nhằm tuyên truyền, giới thiệu những mô hình nuôi thủy sản không sử dụng kháng sinh vẫn đạt hiệu quả cao, đảm bảo an toàn thực phẩm và bền vững. Bên cạnh đó, Diễn đàn còn là dịp để bà con nông nông - ngư dân, chủ trang trại nuôi trồng thủy sản, cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản được các chuyên gia tư vấn về chính sách hỗ trợ, giải đáp những khó khăn vướng mắc trong thực tiễn sản xuất; đồng thời có cơ hội giao lưu, chia sẻ học hỏi lẫn nhau những kinh nghiệm, cách làm hay về áp dụng tại địa phương…

Thăm mô hình nuôi tôm chân trắng không sử dụng kháng sinh, hóa chất vẫn đạt hiệu quả cao (30 tấn/ha) của hộ nông dân ở thôn 7, phường Quỳnh Xuân, thị xã Hoàng Mai, tình Nghệ An

Đai biểu chụp ảnh kỷ niệm với chủ mô hình

Tình trạng sử dụng và lạm dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản ở mức báo động

Lượng thuốc kháng sinh sử dụng trong nuôi trồng thủy sản đã tăng một cách đáng lo ngại trong vài năm trở lại đây. Theo thống kê, từ đầu năm 2014 đến tháng 9/2015 đã có tới có 32.000 tấn hàng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang các nước bị trả về với lý do là dư lượng kháng sinh vượt qua mức cho phép. Năm 2015 có 40 lô hàng bị phát hiện vi phạm có tồn dư hóa chất trong tổng số 181 lô hàng bị cảnh báo an toàn thực phẩm, gấp gần 3 lần so với năm 2014. Trong 9 tháng gần đây, có 542 lô hàng thủy sản của 110 công ty xuất khẩu bị 38 nước nhập khẩu trả về. Trung bình mỗi doanh nghiệp có 5 lô hàng không đảm bảo chất lượng bị trả về. Cá biệt, có một doanh nghiệp xuất khẩu bị trả về đến 70 lô hàng. Việt Nam đang đứng trước nguy cơ bị tạm ngừng xuất khẩu tại các thị trường trọng điểm. Tình trạng này, doanh nghiệp "thiệt một", người nông dân "thiệt mười", nghề nuôi trồng thủy sản cũng trở nên bấp bênh.

Theo PGS.TS Bùi Quang Tề - Chuyên gia bệnh thủy sản, khi lượng kháng sinh đi vào cơ thể động vật thủy sản ở mức độ phù hợp, nó sẽ tồn tại trong cơ thể động vật thủy sản, giúp chúng kháng lại dịch bệnh. Tuy nhiên, một khi lượng kháng sinh nhiều hơn mức cần thiết sẽ dẫn đến tồn đọng trong cơ thể thủy sản. Các kháng sinh tồn đọng này sẽ làm xuất hiện những vi rút, vi khuẩn biến thể có khả năng chống chọi lại chính các chất kháng sinh. Vì vậy trên thực tế các ao hồ nuôi càng sử dụng nhiều thuốc kháng sinh thì dịch bệnh trong các vụ tiếp theo càng gia tăng gây thiệt hại lâu dài. Không chỉ ảnh hưởng tiêu cực lên chính các động vật thủy sản, việc tồn dư kháng sinh trong thủy sản đã và đang gây ra các vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe người tiêu dùng.

Ông Dương Văn Thể - Phó Cục trưởng Cục Thú y cho biết: Kháng sinh vào đầm nuôi từ 3 con đường chính: Một là từ các công ty nhập khẩu thuốc, chỉ đưa vào sản xuất 1 phần, 1 phần bán trực tiếp cho các đầm nuôi; Con đường thứ hai: người nuôi mua thuốc trực tiếp từ cửa hàng dược phẩm; Con đường thứ 3 từ nhập lậu qua đường tiểu ngạch, nhưng chỉ là số ít. Trong quản lý các kháng sinh, chất cấm, khi phát hiện hành vi vi phạm, sẽ xử lý: dừng không cho kinh doanh nữa và xử phạt hành chính theo quy định.

Một số giải pháp nhằm quản lý việc sử dụng chất cấm và kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Qua việc giải đáp gần 40 câu hỏi của đại biểu đặt ra tại Diễn đàn, các hộ nuôi, chủ trang trại, cơ sở sản xuất kinh doanh đã được các chuyên gia, cán bộ khuyến nông hướng dẫn cách sử dụng một số thảo dược thay thế kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản, nuôi theo VietGAP, nuôi theo công nghệ biofloc, công nghệ sinh học (chỉ sử dụng chế phẩm sinh học)…, đảm bảo an toàn thực phẩm, tăng hiệu quả và bền vững.

Ông Kim Văn Tiêu – Phó Giám đốc TTKNQG khuyến cáo người nuôi cần sử dụng kháng sinh theo 5 nguyên tắc: (1) Chỉ sử dụng thuốc kháng sinh trong danh mục cho phép của Bộ Nông nghiệp (trong văn bản hợp nhất số 08/VBHN-BNNPTNT ngày 25/2/2014 quy định 31 loại kháng sinh hạn chế sử dụng, 23 loại cấm sử dụng); (2) Không dùng thuốc kháng sinh để phòng bệnh; (3) Dùng đúng bệnh đúng thuốc (loại khuẩn nào thì dùng kháng sinh đó); (4) Bảo quản đúng cách; (5) Khi tiếp xúc với thuốc phải dùng bảo hộ.

Ngoài ra bà con cũng phải dùng kháng sinh theo "5 cần": (1) Chỉ dùng thuốc kháng sinh trị bệnh do vi khuẩn, không dùng trị bệnh do vi rút; (2) Hạn chế dùng lặp lại thuốc kháng sinh để phòng vi khuẩn kháng bệnh; (3) Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng, đúng theo chỉ dẫn của cán bộ thú y; (4) Thực hiện việc giám sát sử dụng kháng sinh; (5) Nắm vững nguyên tắc trong phòng trị bệnh.

Ông Kim Văn Tiêu - Phó Giám đốc TTKNQG kết luận Diễn đàn

Kết luận Diễn đàn, ông Kim Văn Tiêu - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia nhấn mạnh: Để quản lý chất cấm, chống lạm dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản góp phần đảm bảo an toàn thực phẩm, đề nghị các cơ quan, đơn vị chỉ đạo các địa phương thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau:

* Đối với Tổng cục Thủy sản:

- Quy hoạch, thiết kế và xây dựng vùng nuôi trồng thủy sảntheo hướng an toàn thực phẩm. Giao thông, thủy lợi, điện phục vụ cấp, thoát nước tốt, đảm bảo an toàn và hiệu quả.

- Tổ chức lại sản xuất theo hướng liên kết theo chuỗi (liên kết ngang - dọc); thành lập Hợp tác xã, Tổ hợp tác xã nhằm hạ giá thành sản phẩm, ổn định thị trường.

- Tăng cường quản lý chất lượng con giống, cơ sở sản xuất giống, chất xử lý cải tạo môi trường, chế phẩm sinh học, thức ăn.

- Tăng cường quan trắc cảnh báo môi trường, cảnh báo sớm, để hạn chế thiệt hại.

* Đối với Cục Thú y: Tăng cường quản lý thuốc kháng sinh, phòng trừ dịch bệnh để nâng cao hiệu quả cho người nuôi trồng thủy sản.

* Đối với viện, trường: Tăng cường nghiên cứu để tạo ra các giống mới, thủy sản nhanh lớn, chất lượng cao, thời gian nuôi ngắn, kháng bệnh tốt, hệ số thức ăn thấp.

* Đối với Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm thủy sản: Thực hiện tốt việc quản lý thực phẩm về giám sát an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản.

* Đối với các Trung tâm Khuyến nông địa phương: Tập trung xây dựng các mô hình an toàn dịch bệnh: nuôi theo công nghệ cao, nuôi VietGAP, nuôi biofloc, nuôi công nghệ sinh học: không sử dụng kháng sinh, chỉ sử dụng chế phẩm sinh học.

* Đối với các cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương và địa phương: Tăng cường thông tin tuyên truyền các mô hình nuôi trồng thủy sản đạt hiệu quả, bền vững, an toàn thực phẩm để bà con học tập làm theo.

Mặc dù “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2016 (từ 15/4 - 15/5) đã kết thúc, nhưng "làn sóng" quan tâm về an toàn thực phẩm của xã hội vẫn mạnh mẽ. Thời gian qua, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã chỉ đạo các bên liên quan tăng cường kiểm tra đột xuất các doanh nghiệp, đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp nghiêm chỉnh tuân thủ các quy định về kiểm soát tồn dư kháng sinh trong nuôi trồng và xuất khẩu thủy sản.

Có thể nói, vấn đề vệ sinh, an toàn thực phẩm chưa từng được Đảng và Chính phủ ta đặt ra một cách quyết liệt và cụ thể như trong năm nay. Đây có thể được xem là cuộc “cách mạng” về vệ sinh, an toàn thực phẩm. Hy vọng sau cuộc "cách mạng" lần này “con đường đến nghĩa địa thông qua dạ dày” sẽ không còn “ngắn như bây giờ” nữa, nỗi lo ngại về thực phẩm bẩn không còn ám ảnh mỗi bữa cơm. Với sự quản lý chặt chẽ từ "đầu vào" của các ngành chức năng, cùng với chế tài xử lý nghiêm những hành vi vi phạm an toàn thực phẩm, công tác tuyên truyền đại chúng về kháng sinh, hóa chất có thể giúp thay đổi nhận thức của người sản xuất, kinh doanh, sẽ giúp giữ vững thị trường xuất khẩu, bảo vệ uy tín hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường thế giới./.

Nguyễn Thị Mai (Trung tâm Khuyến nông Quốc gia)

Các tin mới

[31/12/2016]

[31/12/2016]

[30/12/2016]

[30/12/2016]

[30/12/2016]

[30/12/2016]

[29/12/2016]

[29/12/2016]

[29/12/2016]

[29/12/2016]

[29/12/2016]

[28/12/2016]

[28/12/2016]

[28/12/2016]

[28/12/2016]

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154

Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006 | 2005

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang