Nguồn tin: Báo Thanh Hóa, 10/07/2016
Ngày cập nhật:
13/7/2016
Những lồng cá nuôi trên âu Lạch Bạng gây cản trở luồng lạch ra vào của tàu thuyền.
Âu Lạch Bạng qua địa bàn 2 xã Hải Thanh và Hải Bình (Tĩnh Gia, Thanh Hóa) là nơi neo đậu tàu thuyền có sức chứa hơn 600 phương tiện được đưa vào sử dụng từ năm 2009 với tổng vốn đầu tư hơn 100 tỷ đồng.
Hiện nay, âu thuyền này thường xuyên đón phương tiện đánh bắt hải sản của ngư dân trong vùng và các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi... đến bán hải sản, tiếp nước sạch, xăng dầu, đá lạnh..., neo đậu tránh trú bão. Tuy nhiên, theo phản ánh của người dân, tình trạng nuôi cá lồng bè tự phát trên âu đã diễn ra từ nhiều năm nay, đa số là người dân ở xã Hải Thanh và các xã lân cận đến nuôi. Do khu vực này không được quy hoạch nên các chủ nuôi kết bè lộn xộn, không theo một vị trí nhất định nào, gây nên cảnh lộn xộn, khó khăn cho tàu thuyền ra vào. Trước đây, nguồn nước sông sạch sẽ, còn bây giờ nước hôi tanh, môi trường bị ô nhiễm.
Ông Đỗ Xuân Chung, Chủ tịch UBND xã Hải Thanh, cho biết: Trên địa bàn có 20 hộ dân nuôi cá lồng bè, hầu hết người dân nuôi tự phát chứ không được cấp phép, gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường, nguồn nước. Trước thực trạng trên, UBND xã đã mời các hộ dân lên làm việc và cam kết sẽ chấm dứt, tháo dỡ. Tuy nhiên, do ngư dân thấy có lợi nhuận kinh tế nên vẫn ào ạt nuôi. Theo đại diện Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tĩnh Gia: Khu vực âu Lạch Bạng có 25 hộ dân nuôi cá lồng với hàng trăm ô lồng nuôi, nơi đây không được quy hoạch nuôi cá lồng do không bảo đảm an toàn, nhưng người dân vẫn tự ý tập kết bè nuôi. Âu Lạch Bạng là nơi tập kết, trú bão của tàu thuyền khai thác hải sản của người dân trong vùng và là cuối nguồn đổ về của hệ thống kênh Than và sông Bạng. Ở khu vực này đã được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các ngành chức năng khuyến cáo không được nuôi cá lồng, nhưng người dân vẫn tự ý nuôi.
Đầu tháng 5-2016, tại âu Lạch Bạng xuất hiện tình trạng cá nuôi lồng bị chết hàng loạt khiến người nuôi trắng tay, lâm vào cảnh nợ nần. Trước thực trạng đó, các ngành chức năng của tỉnh đã phối hợp kiểm tra thực tế tại khu vực cá chết. Qua đó, xác định nguyên nhân ban đầu là do thiếu ô xy trong nước cục bộ các lồng nuôi cá và do tác động của chất thải từ hoạt động sản xuất và sinh hoạt của cơ sở, doanh nghiệp, hộ dân chế biến hải sản trên địa bàn các xã Hải Thanh, Hải Bình và hoạt động của tàu thuyền ra vào Cảng cá Lạch Bạng. Tuy nhiên, khu vực xảy ra tình trạng cá chết là khu nuôi cá lồng tự phát nằm trong âu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền Cảng cá Lạch Bạng. Chính quyền địa phương chưa có giải pháp xử lý dứt điểm tình trạng nuôi cá lồng không đúng quy hoạch trên khu vực ven sông Bạng. Qua kiểm tra thực tế, Sở Tài nguyên và Môi trường đã có Văn bản số 1883/STNMT-BVMT ngày 11-5-2016 yêu cầu UBND huyện Tĩnh Gia khẩn trương thực hiện công tác di dời toàn bộ các lồng nuôi của các hộ nuôi không đúng quy hoạch trong khu vực âu neo đậu trú bão cho tàu thuyền, nghiêm cấm các hộ nuôi trồng thủy sản trong khu vực này và xử lý nghiêm những trường hợp không chấp hành việc di dời theo quy định.
Tuy nhiên, hiện nay người dân vẫn thả nuôi ồ ạt, còn cơ quan quản lý và chính quyền địa phương chưa xử lý dứt điểm. Thiết nghĩ, các ngành chức năng của tỉnh và huyện Tĩnh Gia cần cương quyết xử lý dứt điểm tình trạng nuôi cá lồng, cản trở tàu thuyền của ngư dân ra vào và gây ô nhiễm môi trường trên âu thuyền Lạch Bạng.
Lê Hợi
- Kỹ thuật nuôi tôm, nuôi cá, phòng trị bệnh tôm, cá và các loại thủy sản khác
Các tin mới
Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154
Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006 | 2005
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.