• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Phòng trị bệnh đen mang cho tôm

Nguồn tin: Khoa Học Phổ Thông, 13/07/2016
Ngày cập nhật: 15/7/2016

Tôm bị đen mang sẽ chậm lớn và giảm sút chất lượng. Người nuôi cần phát hiện kịp thời và có giải pháp xử lý hữu hiệu.

Tôm bị đen mang do một số nguyên nhân:

- Trong ao xảy ra các hiện tượng tảo tàn, ô nhiễm hữu cơ cao, các vật chất hữu cơ lơ lửng trong ao sẽ bám vào mang làm mang tôm chuyển màu vàng, nâu đen.

- Tôm trong ao có hiện tượng bị đóng rong, các sinh vật bám như động vật đơn bào, vi khuẩn dạng sợi, tảo, nấm bám trên mang và bề mặt cơ thể của tôm. Các sinh vật này tạo điều kiện cho các chất vẩn hữu cơ bám và làm mang tôm chuyển màu.

- Khi mang tôm bị nhiễm vi khuẩn hay nhiễm nấm Fusarium này cũng làm xuất hiện các sắc tố melanin làm mang tôm có màu đen.

- Tôm sống trong điều kiện pH thấp, có nhiều ion kim loại nặng như nhôm, sắt, muối của các kim loại này kết tụ trên mang của tôm làm nó chuyển màu đen.

Như vậy, có nhiều nguyên nhân khác nhau (nguyên nhân sinh học và nguyên nhân môi trường) gây đen mang cho tôm. Ngăn chặn các nguyên nhân trên sẽ có tác dụng phòng bệnh bằng cách không để hiện tượng ô nhiễm hữu cơ xảy ra trong ao, giữ đáy ao sạch bằng cách làm tốt công tác tẩy dọn, lắng lọc nước trước khi đưa vào ao. Cho ăn thức ăn có chất lượng tốt và không dư thừa, thường xuyên dùng men vi sinh (loại BRE-2; Actizyme 3 lần/tháng), tăng cường sục khí để tăng hàm lượng oxy, có thể kết hợp dùng một số loại thuốc sát trùng như formalin, BKC…

Khi có hiện tượng bệnh lý xuất hiện cần tìm hiểu xem tôm bị đen mang do nguyên nhân nào. Trước tiên cần cải thiện điều kiện môi trường như phần phòng bệnh, để có thể giải quyết được cần dùng hóa chất dược theo 2 hướng tiêu: tiêu diệt mầm bệnh bằng các chất sát trùng và dùng kháng sinh trộn vào thức ăn để diệt tác nhân gây bệnh trên cơ thể tôm.

KS. PHƯƠNG THANH

Các tin mới

[31/12/2016]

[31/12/2016]

[30/12/2016]

[30/12/2016]

[30/12/2016]

[30/12/2016]

[29/12/2016]

[29/12/2016]

[29/12/2016]

[29/12/2016]

[29/12/2016]

[28/12/2016]

[28/12/2016]

[28/12/2016]

[28/12/2016]

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154

Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006 | 2005

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang