Nguồn tin: Báo Công Thương, 13/07/2016
Ngày cập nhật:
18/7/2016
Mới đây, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) đã chấp thuận bổ sung thêm 12 cơ sở của Việt Nam vào danh sách các cơ sở chế biến cá da trơn được phép xuất khẩu vào Hoa Kỳ, nâng tổng số cơ sở Việt Nam lên con số 57. Đây là một tin hoan hỷ với doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam khi cửa thị trường mở rộng thêm.
Tuy vậy, có vẻ tin vui đó rơi lọt thỏm giữa nhiều tin không vui đối với cá tra Việt Nam, cả “ngoài chợ” và “trong nhà”.
Một chuyên gia về thủy sản nhận xét: Năm 2015, kim ngạch xuất khẩu cá tra chỉ còn 1,56 tỷ USD, giảm 11,5% so với năm 2014. Trừ thị trường Trung Quốc tăng 43%, xuất khẩu cá tra sang hầu hết các thị trường đều giảm, trong đó, EU giảm 17%, Mỹ giảm 6,3%, Mexico giảm 17%, Brazil giảm 37%... Trong 5 tháng đầu năm 2016, xuất khẩu cá tra đạt gần 650 triệu USD, tăng chút ít ở thị trường Mỹ, Trung Quốc, Braxin, nhưng các thị trường EU, Arab Saudi, ASEAN, Colombia, Mexico... đều giảm mạnh. Đáng lưu ý, giá xuất khẩu cá tra teo tóp dần, từ hơn 4 USD/kg năm 2003, nay chỉ còn khoảng 2,5 USD/kg. Dù “một mình một chợ”, cá tra Việt đã và đang gặp khó trên thị trường thế giới.
Nhìn vào “trong nhà”, một tờ báo chia sẻ những thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Sản xuất cá tra 6 tháng đầu năm 2016 chưa có dấu hiệu phục hồi. Sự tiêu thụ bấp bênh, giá không ổn định, dịch bệnh... đã làm cho diện tích nuôi cá tra của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long chỉ khoảng 3.757ha, giảm 5,5%, sản lượng 526.683 tấn, xấp xỉ cùng kỳ năm 2015. Một số tỉnh trọng điểm nuôi cá tra có sản lượng giảm: Vĩnh Long 38.000 tấn (giảm 4%), Bến Tre 82.575 tấn (giảm 12%), An Giang 121.437 tấn (giảm 7%), Đồng Tháp 184.004 tấn (giảm 1%)...
Thị trường cá tra nguyên liệu vẫn trầm lắng. Giá cá tra giảm xuống 18.000 - 19.000 đồng/kg, dù nông dân chịu lỗ 1.000 - 2.000 đồng/kg, nhưng vẫn khó bán. Giá cá tra nguyên liệu giảm do ảnh hưởng bởi giá xuất khẩu thấp và sự “lừng khừng” của doanh nghiệp, chứ không phải do lượng nuôi tăng.
Có một câu chuyện “nói mãi biết rồi khổ lắm... vẫn thế”: Tính liên kết của các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra của Việt Nam còn kém, chưa có chế tài xử lý các doanh nghiệp vi phạm cam kết. Thậm chí, giá cá tra giảm một phần do doanh nghiệp xuất khẩu tự phá giá. Phải chăng đây chính là nguyên nhân chủ yếu khiến cá tra Việt chưa đủ sức mạnh trên con đường chinh phục thị trường thế giới dù “một mình một chợ”?
Chỉ có doanh nghiệp mới cải thiện được tình hình, song sẽ vô cùng khó nếu “mạnh ai nấy làm”!
Trần Phương
- Kỹ thuật nuôi tôm, nuôi cá, phòng trị bệnh tôm, cá và các loại thủy sản khác
Các tin mới
Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154
Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006 | 2005
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.