• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Ồ ạt nuôi cháy ở đầm Ô Loan: Phá vỡ cảnh quan, gây ô nhiễm môi trường

Nguồn tin: Báo Phú Yên, 17/07/2016
Ngày cập nhật: 19/7/2016

Người dân vớt lốp xe để thu hoạch con cháy - Ảnh: LÊ HẢO

Hơn 1 năm qua, nhiều người dân xã An Cư, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên đã tự ý lấn chiếm mặt nước đầm Ô Loan để nuôi cháy (còn gọi là vẹm đá). Hoạt động này không những phá vỡ cảnh quan của danh thắng quốc gia, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng mà còn ảnh hưởng đến việc mưu sinh của người dân ven đầm.

Những ngày này, đi trên cầu Long Phú (bắc qua đầm Ô Loan, nối hai thôn Phú Tân 1 và Tân Long, xã An Cư), nhìn về hướng đông, người ta dễ dàng nhận thấy nào cọc tre, nào bè, nào phao xốp lô nhô trên mặt nước đầm. Chưa kể, ở một số đoạn đường ven đầm, người dân còn tập kết hàng đống lốp xe máy để chuẩn bị cho vụ nuôi cháy mới. Theo người dân xã An Cư, từ cách đây vài tháng, trên những con đường ở xã này, mỗi ngày luôn có 2 - 3 chuyến xe tải chở lốp xe đến chất ven đầm; mỗi xe chở đến 2 tấn lốp, chất cao vượt thùng xe mới đáp ứng được nhu cầu dùng lốp xe nuôi cháy của người dân nơi đây.

Lợi bất cập hại

Ông Nguyễn Văn Hay, một trong những người nuôi cháy đầu tiên ở khu vực này, cho hay người dân ở đây nuôi cháy bằng hai cách: thả bè nổi hoặc đóng cọc chìm. Với cách thả bè nổi, người dân kết thân tre thành bè có diện tích 8x8m2 rồi dùng phao xốp làm nổi bè. Dưới các thân tre này, người dân dùng dây cột giữ khoảng 500 lốp xe/bè, thả chìm dưới mặt nước đầm Ô Loan. Còn với cách đóng cọc chìm, người dân chỉ cần cột lốp xe quanh cọc tre rồi đóng chìm dưới nước, chờ cho cháy bám vào. Khoảng 3 tháng sau, người nuôi kéo lốp xe lên thu hoạch cháy, bán cho thương lái làm thức ăn cho tôm hùm. Theo ông Hay, trước khi nuôi cháy bằng lốp xe, ông và một số người khác đã từng nuôi cháy bằng bao xi măng, vỉ tre, lưới mùng nhưng đều không hiệu quả bằng, thời gian thu hoạch chậm, sản lượng lại không cao. Từ khi chuyển sang nuôi cháy bằng lốp xe, mỗi bè như vậy nếu nuôi đạt, người dân có thể thu hoạch khoảng 2 tấn, với giá bán trung bình 5.000 đồng/kg thì kiếm được 10 triệu đồng/bè. Ở đây, người ít có khoảng 2 bè, người nhiều có gần chục bè.

Lợi nhuận cao, không tốn công chăm sóc, không tốn tiền mua con giống, thức ăn (vì cháy tự sinh sản trong tự nhiên và ăn phù du là chính) nên từ vài hộ nuôi ban đầu, đến nay, trên khoảng 2km chiều dài ven đầm từ cầu Long Phú đến Mơm Giăng thuộc xã An Cư đã có gần 30 hộ nuôi cháy. “Hoạt động tự phát này lợi bất cập hại vì gây ra nhiều hậu quả. Đầu tiên là phá vỡ cảnh quan danh thắng quốc gia Đầm Ô Loan khi mặt nước ven đầm bị lấn chiếm và cọc tre, bè tre giăng đầy trên mặt đầm. Thứ nữa, việc người nuôi cháy cắm cọc tre lộn xộn khiến ghe, sõng của người dân địa phương lưu thông khó khăn. Ngoài ra, vì người dân dùng lốp xe để nuôi cháy nên trong quá trình nuôi, lốp xe bị mục, phân rã, tạo thành một lớp bùn đen đóng dưới đáy đầm, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Ở những khu vực có bè nuôi cháy, hầu như không có bất cứ loài thủy sản nào có thể sinh sôi, phát triển được”, ông Tiếu Văn Cừ, Chủ tịch UBND xã An Cư, cho biết.

Ông Trần Văn Sơn, một trong những người nuôi cháy trên đầm Ô Loan, cũng thừa nhận: “Con cháy chỉ có thể nuôi trong 1 - 2 vụ đầu, sau đó, khu vực nuôi bị ô nhiễm nặng, người dân muốn nuôi tiếp phải di dời bè đi nơi khác. Gia đình tôi có 3 bè nuôi cháy nhưng bỏ từ đầu năm 2016 đến nay vì nguồn nước bị ô nhiễm quá, cháy không phát triển được”.

Kiên quyết tháo dỡ

Trước những hậu quả do việc nuôi cháy bằng lốp xe gây ra, nhiều người dân xã An Cư đã gửi đơn kiến nghị, yêu cầu chính quyền địa phương vào cuộc can thiệp. Ông Phùng Tèo ở thôn Phú Tân 1, bức xúc: “Nhiều người dân quanh đầm Ô Loan sống nhờ vào việc khai thác hải sản. Thế nhưng, những người nuôi cháy tự phát lại cắm cọc tre lô nhô, làm ảnh hưởng đến việc đi lại trên đầm của người dân. Nhiều cọc được cắm chìm dưới nước, người dân không biết đường nào mà né. Một vài lần, người dân đang bơi sõng trên đầm thì vướng phải cọc tre; sõng lật, người lóp ngóp bơi vô bờ, còn tài sản trên sõng chìm cả xuống đầm. Do đó, chúng tôi kiến nghị xã phải yêu cầu các hộ nuôi cháy tháo dỡ cọc tre, bè tre, trả lại mặt nước đầm như trước đây”.

Theo ông Tiếu Văn Cừ, đầu năm 2016, khi nhận thấy hậu quả của việc nuôi cháy bằng lốp xe, xã đã yêu cầu người dân tự tháo dỡ nhưng vì lợi nhuận cao, một số người không chấp hành, một số người khác thấy vậy cũng đầu tư nuôi. Mới đây, nhận được đơn kiến nghị của người dân, xã đã tổ chức cuộc họp có lãnh đạo huyện và người dân tham dự, kiên quyết yêu cầu chấm dứt hoạt động tự phát này. Trong đó, xã yêu cầu các hộ dùng bè, dùng cọc cắm giữa đầm để nuôi cháy và các hộ dùng bè, dùng cọc cắm nuôi quá gần trước những hàng chấn của dân phải tự tháo dỡ và dời bè cách hàng chấn ít nhất 50m; thời gian thực hiện trước ngày 20/7/2016. Đối với các hộ còn lại, xã thống nhất cho phép gia hạn đến hết ngày 12/8/2016. Sau thời gian nêu trên, nếu hộ nào cố tình không tháo dỡ, trả lại mặt nước như hiện trạng ban đầu thì UBND xã tổ chức cưỡng chế, mọi chi phí cưỡng chế hộ gia đình chịu trách nhiệm chi trả. “UBND xã An Cư đã thành lập tổ công tác, tiến hành kiểm tra, rà soát và xử lý việc nuôi cháy tự phát theo quy định. Xã cũng nghiêm cấm người dân không được tự ý lấn chiếm mặt nước đầm Ô Loan để nuôi cháy với bất cứ hình thức nào kể từ năm 2017”, ông Cừ nói.

LÊ HẢO - HOÀI TRUNG

Các tin mới

[31/12/2016]

[31/12/2016]

[30/12/2016]

[30/12/2016]

[30/12/2016]

[30/12/2016]

[29/12/2016]

[29/12/2016]

[29/12/2016]

[29/12/2016]

[29/12/2016]

[28/12/2016]

[28/12/2016]

[28/12/2016]

[28/12/2016]

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154

Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006 | 2005

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang