• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Câu cá nục

Nguồn tin: Báo Thừa Thiên Huế, 18/07/2016
Ngày cập nhật: 19/7/2016

Theo ngư dân ra khơi câu cá nục, mới hiểu được tầm quan trọng của những “ngôi nhà” dành cho cá trú ngụ giữa biển khơi.

Không cần mồi

Khi mặt trời ửng hồng báo hiệu một ngày mới bắt đầu, cũng là lúc nhiều ngư dân bãi ngang ở xã Hải Dương (thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) vươn khơi câu cá nục gai. Không như câu cá ở sông suối, ao hồ phải dùng mồi, câu cá nục chỉ cần buộc dây lang vào lưỡi câu, rồi thả xuống biển.

Câu cá nục trên biển

Nhiều canh giờ lênh đênh trên biển cùng ngư dân Trần Văn Ấn (40 tuổi) ở thôn Thai Dương Hạ Trung, xã Hải Dương câu cá nục, chúng tôi mới thấy sự hiệu quả của phương pháp đánh bắt cá nục bằng lưỡi câu.

Chiếc ghe vừa ra đến ngư trường quen thuộc, cách bờ chừng 3 km, anh Ấn liền dùng dây thừng buộc ghe vào bó tre nổi. Phía dưới những thân tre là lá chuối và lá đùng đình khô bó chặt lại với nhau, được buộc vào đá nặng, là nơi trú ngụ của các loài cá.

Buộc xong thanh chì nặng vào bộ lưỡi câu chừng 25 cái nối với dây cước dài, anh Ấn nhanh tay đưa dây cước với bộ lưỡi câu theo chì xuống biển. Chỉ vài giây sau, thử nhấc dây cước lên, nhiều năm hành nghề câu cá nục, kinh nghiệm cho anh biết cá nục đã mắc câu. Anh Ấn thoăn thoắt cuốn dây cước. Những con cá nục mắc câu giãy lạch đạch.

Thả nhanh bộ lưỡi câu xuống lại biển, anh Ấn nói: “Cá nục mắc câu chừng đó là ít. Có lúc 25 lưỡi câu đều có cá nục mắc. Bên cạnh cá nục, cá trích, cá đục cũng hay mắc câu. Câu từ sáng đến trưa, cũng được từ 30 – 40kg, với giá cá nục dao động từ 8.000 – 10.000 đồng/kg, trung bình mỗi ngày, tui kiếm được từ 200.000 – 300.000 ngàn đồng”.

Thấy chúng tôi thích thú với việc câu cá nục, anh Ấn lấy một bộ lưỡi câu để chúng tôi cùng giăng câu. Không như động tác nhanh thoăn thoắt của anh Ấn, cá nục mắc câu, chúng tôi phải mất vài phút để gỡ cá. Anh Ấn chia sẻ: “Khác với câu cá nước ngọt, câu cá nục biển phải dùng nhiều lưỡi câu cùng một lúc. Nếu mắc câu quá lâu, cá chạy loạn xạ sẽ làm “búi” dây cước, hư cả bộ lưỡi câu. Khi cá nục mắc câu, phải cuốn dây cước thật nhanh, lúc ấy mới tránh được lưỡi câu mắc vào nhau”.

Làm nhà cho cá

Theo các ngư dân, trước lúc vươn khơi, để có ngư trường câu cá nục thuận lợi, nhiều ngư dân thu gom lá chuối, lá đùng đình, mang ra biển làm “nhà” cho cá trú ngụ. Đây là phương pháp truyền thống có từ xa xưa nhằm giữ ngư trường, nuôi dưỡng các loài cá biển.

Ngư dân Phan Văn Tốt, ở thôn Thai Dương Hạ Bắc, xã Hải Dương chia sẻ, hằng năm, cứ đến tháng 4 âm lịch, tôi và nhiều bạn chài trong xóm lại rủ nhau qua các xã bạn thu gom lá chuối khô, lá đùng đình, cột lại thành từng bó, buộc vào đá nặng, rồi thả chìm xuống đáy biển. Cá nục và nhiều loài cá khác sẽ đến đây kiếm thức ăn và sinh sống. Lá chuối không chỉ là nơi cá biển trú ngụ mà còn là nơi tạo nguồn thức ăn khi nhiều loài rong tảo thường mắc vào đây.

Ngư dân Tốt giải bày: “Cá biển thường đi theo con nước, rất ít khi ở yên một chỗ, việc câu cá nục gặp nhiều khó khăn khi nước chảy xiết. Nhưng từ lúc làm nhà cá, với thói quen ưa bóng râm, cá thường tập trung rất nhiều. Có thời điểm một người, có thể câu được vài chục con cá cùng một lúc bằng một bộ lưỡi câu là chuyện thường. May mắn, mỗi ngày, một người câu được vài chục kg cá nục. Nhưng ngư dân chúng tôi, chỉ câu vài canh giờ là trở lại bờ, ít khi câu cả ngày. Nghề câu cá nục cũng theo mùa. Thông thường, sau mùa mưa bão, sóng lớn đánh tan những ngôi nhà cá. Năm nào cũng vậy, ngư dân chúng tôi lại thu gom lá chuối, ra biển làm lại những ngôi nhà khác cho cá”.

Võ Thạnh

Các tin mới

[31/12/2016]

[31/12/2016]

[30/12/2016]

[30/12/2016]

[30/12/2016]

[30/12/2016]

[29/12/2016]

[29/12/2016]

[29/12/2016]

[29/12/2016]

[29/12/2016]

[28/12/2016]

[28/12/2016]

[28/12/2016]

[28/12/2016]

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154

Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006 | 2005

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang