Nguồn tin: Báo An Giang, 25/07/2016
Ngày cập nhật:
26/7/2016
Đó là thực trạng của ngành Thủy sản trên địa bàn tỉnh An Giang hiện nay, trong đó hoạt động nuôi cá hầm lẫn cá bè là một điển hình.
Từ nuôi ao…
Theo quy định của tiêu chuẩn SQF 1000CM, nước thải từ các ao nuôi cá tra trước khi đưa ra môi trường sinh thái, phải qua hệ thống ao lắng lọc để xử lý các chất có hại. Song, vì nhiều lý do khác nhau, các chủ hầm nuôi cá tra hiện nay đã xả thải trực tiếp ra kênh, sông, rạch gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. “Nếu làm theo quy định Nhà nước, nhất là tiêu chuẩn SQF 1000CM hoặc các tiêu chuẩn khác, chi phí sản xuất sẽ tăng lên trong khi giá cá tra hầm (loại trong size xuất khẩu) hiện đang ở mức 18.000 – 18.500 đồng/kg. Chưa áp dụng tiêu chuẩn SQF 1000CM mà đã lỗ, nếu áp dụng thêm tiêu chuẩn này thì giá thành sẽ tăng lên 20%, thua lỗ còn nhiều hơn. Có một thực tế, khi thị trường cung ứng cá tra nguyên liệu vượt nhu cầu, dù cá có đạt tiêu chuẩn Global GAP đi chăng nữa, các nhà máy cũng mua cá đạt tiêu chuẩn bằng với cá không đạt tiêu chuẩn. Ngược lại, lúc thị trường thiếu cá nguyên liệu thì cho dù cá không đạt tiêu chuẩn, nhà máy vẫn mua vào với giá cao” – ông Trần Văn Hợp, xã Bình Phú (Phú Tân), chia sẻ.
Đa phần hộ dân sống trên làng bè không có cầu xí hợp vệ sinh mà thải trực tiếp ra môi trường
Thực tế này cho thấy, tính đồng bộ trong thực thi chủ trương bảo vệ môi trường sinh thái trong ngành thủy sản hiện nay là chưa tốt. Có hộ áp dụng tiêu chuẩn SQF 1000CM, có hộ thì không nhưng giá bán cá vẫn bằng nhau, vậy ai cần áp dụng làm gì để chi phí tăng lên. “Không những xả nước thải trực tiếp ra môi trường, nhiều chủ hầm còn bơm trực tiếp bùn đáy ao ra sông, rạch, hết sức nguy hiểm. Nếu hầm cá đó bị bệnh thì các hầm cá ở gần đó cũng “lãnh đủ” vì mầm bệnh lây lan rất nhanh. Đây là cái gốc vấn đề để lý giải vì sao thời gian gần đây, cá nuôi trong ao, hầm có tỷ lệ sống rất thấp. Chúng bị lây nhiễm mầm bệnh rất mạnh, kháng thể yếu đi, các vi khuẩn rất dễ tấn công” – ông Nguyễn Việt Thống, xã Mỹ Hòa Hưng (TP. Long Xuyên), bức xúc.
6 tháng đầu nằm 2016, ngư dân lẫn doanh nghiệp trong tỉnh thả nuôi 584 héc-ta cá tra, sản lượng đạt 123.128 tấn. Với diện tích và sản lượng này, nếu các doanh nghiệp và ngư dân không tính đến việc bảo vệ môi trường sinh thái (bằng cách áp dụng nghiêm ngặt các tiêu chuẩn của ngành) thì trong một tương lai không xa, ngành cá tra sẽ đi vào “ngõ cụt” vì tình trạng dịch bệnh sẽ lây nhiễm trên diện rộng, tỷ lệ cá từ con giống lên cá thịt sẽ hao hụt rất nhiều.
… cho đến nuôi bè
Nếu cá tra nuôi hầm thải trực tiếp nước thải ra môi trường thì ngành chăn nuôi cá bè đưa chất thải ra sông, kênh, rạch cũng không kém. Năm 1999, UBND tỉnh An Giang đã ban hành Quyết định 1582/QĐ-UB, quy định về quản lý và bảo vệ môi trường nước mặt nuôi trồng thủy sản trong lồng, bè. Điều 6, chương II của quyết định này nêu rõ, các tổ chức, cá nhân có hoạt động nuôi trồng thủy sản trong lồng, bè phải thực hiện các quy định, như: Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, xác định nguồn thải gây ô nhiễm và đề ra các giải pháp khắc phục; phải neo đậu lồng, bè đúng theo quy hoạch. Mỗi bè phải lắp đặt thùng chứa rác và chuyển đến nơi thu gom rác tập trung; thực hiện vệ sinh trong và xung quanh lồng, bè; thực hiện cầu xí hợp vệ sinh phục vụ cho sinh hoạt trên bè; không sử dụng các loại thức ăn cho thủy sản đã bị thối rửa… “Những quy định trong quyết định này là rất hay. Nếu áp dụng được một phần trong quyết định này thì môi trường sinh thái quanh các làng bè đâu bị ô nhiễm như hiện nay. Từ khi cá bè rớt giá đến nay, nhiều hộ sống trên bè nhưng không có tiền để thả cá nuôi chứ nói gì đến lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, lắp cầu xí…”- bà Trần Thị Mỹ Lệ, phường Vĩnh Nguơn (TP. Châu Đốc), chia sẻ.
Vô tư xả thải ra môi trường đã làm cho 2 con sông chính (sông Tiền và sông Hậu) bị đầu độc. Hậu quả của việc làm này đã góp phần dẫn đến cá bè bị chết trên sông Cái Vừng và một số địa phương khác. Hơn lúc nào hết, các cơ quan chức năng cần vào cuộc để lập lại trật tự trên lĩnh vực này.
“Theo tôi, Nhà nước cần lập lại trật tự trong chăn nuôi cá bè cũng như nuôi cá ao, hầm hiện nay nhằm góp phần tái tạo lại môi trường sinh thái. Theo đó, bắt buộc chủ hầm trước khi xả thải ra môi trường, phải đưa nước qua hệ thống ao lắng lọc để giảm bớt chất độc hại. Kiên quyết bắt buộc các hộ ở trên bè phải lắp cầu xí hợp vệ sinh, không thải trực tiếp chất thải của con người ra sông nữa. Có như vậy, môi trường sinh thái mới được cải thiện một cách tốt nhất” – ông Đoàn Thạch Bảo, phường Vĩnh Mỹ (TP. Châu Đốc), đề xuất.
MINH HIỂN
- Kỹ thuật nuôi tôm, nuôi cá, phòng trị bệnh tôm, cá và các loại thủy sản khác
Các tin mới
Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154
Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006 | 2005
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.